W-kontum-ng-hue-6-1.jpg

Kon Tum là tỉnh nghèo của khu vực Tây Nguyên, đời sống vật chất của nhân dân còn nhiều khó khăn so mới mặt bằng chung của cả nước, nhất là bà con nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, công tác xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Kon Tum đạt được những kết quả tích cực.

W-kontum-ng-hue-7-1.jpg

Tính đến tháng 4/2023, toàn tỉnh có 42 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí, trong đó có 36 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 6 xã đang được các ngành chức năng thẩm định để đề nghị UBND tỉnh xem xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022. 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 7 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và 19 thôn tại các huyện biên giới đạt chuẩn thôn nông thôn mới.

W-kontum-ng-hue-8-1.jpg

Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh vẫn gặp còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới theo “Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025” (Quyết định số 318/QĐ-TTg), nhiều chỉ tiêu tăng thêm và yêu cầu cao hơn khiến các địa phương, nhất là những khu vực miền núi, gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại.

W-kontum-ng-hue-13-1.jpg

Cụ thể, để được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, các xã phải đạt 19 tiêu chí với 57 chỉ tiêu, tăng 18 chỉ tiêu so với giai đoạn 2016-2020. 

W-kontum-ng-hue-12-1.jpg

Mức độ đạt chuẩn các tiêu chí cũng được nâng cao như: Tiêu chí số 10 về thu nhập năm 2022 phải đạt từ 44 triệu đồng trở lên/người và tăng theo từng năm đến năm 2025 là ≥ 53 triệu đồng); tiêu chí số 11 về nghèo đa chiều theo chuẩn nghèo mới quy định hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống, cao hơn gấp 2 lần chuẩn cũ là từ 700.000 đồng/người/tháng trở xuống nên nhiều xã tỷ lệ nghèo tăng cao. 

W-kontum-ng-hue-16-1.jpg

May mắn, hơn 50% số hộ dân tộc thiểu số đã thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần những hủ tục, tập tục lạc hậu, tự lực vươn lên thoát nghèo, không còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

W-kontum-ng-hue-1-2-1.jpg

Gần 50% số hộ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lựa chọn cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương để phát triển kinh tế hộ gia đình.

W-kontum-ng-hue-11-1.jpg

Đến nay, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và cận nghèo có mức thu nhập cao hơn mức thu nhập trung bình của người dân tộc thiểu số trong tỉnh, có mô hình sản xuất ổn định, nhà ở kiên cố.

W-kontum-ng-hue-10-1.jpg

Tín hiệu tích cực này góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ vươn lên thoát nghèo, trở thành các hộ khá, giàu; diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số ngày càng khởi sắc.

W-kontum-ng-hue-3-1.jpg

Khi đời sống của đồng bào được nâng cao, giảm nghèo bền vững, các gia đình đều quan tâm hơn đến giáo dục cho con em.

W-kontum-ng-hue-5-1.jpg

Tại tỉnh Kon Tum, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết những vấn đề cấp thiết của người dân.

W-kontum-ng-hue-14-1.jpg

Sau khi triển khai, các chương trình đã tạo được chuyển biến tích cực, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại Kon Tum. Đây còn là tiền đề để người dân có thể tiếp cận được những dịch vụ xã hội nâng cao, nỗ lực phát triển sản xuất, từng bước làm giàu trên chính quê hương của mình.