Moscow không hề phản đối, mà lại cùng lên tiếng với Hội đồng Bảo an LHQ chỉ trích vụ thảm sát dân thường ở Houla, Syria. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói với người đồng nhiệm Anh William Hague rằng sự tồn vong của chính quyền Assad không quan trọng bằng việc chấm dứt bạo lực tại Syria.

Phải chăng, thái độ của Moscow với Damascus đã thay đổi?

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, xung đột tại Syria đã khiến hơn 9000 người thiệt mạng
Lúc này thì mọi bằng chứng vẫn rất mong manh. Moscow vẫn chỉ trích cả hai phe - đối lập và phe chính phủ - dính líu tới vụ thảm sát đẫm máu này, trong khi đó vẫn đề cập tới việc chính quyền Syria đang phải chiến đấu với cái gọi là 'những tên khủng bố do nước ngoài bảo trợ'.

Các nhà ngoại giao Nga bóng gió ám chỉ rằng Ả Rập Xê Út và Qatar đang cung cấp vũ khí và tiền cho những người nổi dậy. Có tin đồn loan đi rằng một chuyến tàu khác của Nga chất đầy vũ khí đã lên đường tới Syria vào cuối tuần qua. Nhưng có báo cáo lại cho rằng lượng dầu diesel mà Nga cung cấp cho Damascus đã giảm rất mạnh.

Mọi dấu hiệu trên mâu thuẫn với nhau cực độ. Tuy nhiên, rõ ràng là chính sách của Nga đối với Syria vẫn không có gì thay đổi: đó là không thay đổi chế độ tại Damascus. Về khía cạnh này, đường lối của Nga chủ yếu được hình thành từ niềm tin sâu sắc của Tổng thống Vladimir Putin rằng phương Tây đang quyết tâm loại bỏ các chính quyền mà họ không ưa, chứ không hoàn toàn vì muốn bảo vệ quyền lợi của Nga tại Syria - chủ yếu là trạm hải quân ở cảng Tartous và các hợp đồng cung cấp vũ khí cho Damascus.

Điều đó không có nghĩa là quyền lợi của Nga tại Syria là không quan trọng, nhưng dường như Tổng thống Nga đang lấy Syria làm điển hình để chứng minh rằng Nga sẽ không cho phép bất kỳ ai quyết định việc ai sẽ lãnh đạo quốc gia Trung Đông này.

Kremlin có quan điểm mạnh mẽ rằng chủ quyền là quyền không giới hạn đối với các chế độ chính trị khi họ phục vụ lợi ích trong nước. Đây được coi là một trong những 'hòn đá tảng' trong chính sách đối ngoại của Nga, và điều đó lại càng được củng cố sau cuộc chiến tại Libya. Ông Putin có thể cảm thấy rằng phương Tây đã lừa gạt Nga bằng việc đưa ra lệnh trừng phạt can thiệp quốc tế tại Libya. Và ông tuyên bố làm mọi cách để không cho phép việc này tái diễn tại Syria. Nhưng, liệu Tổng thống Putin có thể thực hiện được điều này?

Khi mà bạo lực vẫn leo thang tại Syria, và lãnh đạo Syria không có biểu hiện gì là sẽ ngăn được máu đổ, phương pháp mà Nga lựa chọn nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng này có vẻ như đang mất dần cơ may thành công. Moscow có thể mong muốn trở thành một trong những người trung gian hòa giải để giải quyết việc của ông Assad theo kiểu từng áp dụng ở Yemen.

Với giải pháp cho Yemen, Tổng thống Ali Abdullah Saleh đã nhận được một tấm vé danh dự để nghỉ hưu sau 34 năm lãnh đạo đất nước. Phó Tổng thống lên tiếp quản quyền lực. Nhưng những gì xảy ra trong cuộc nội chiến ở Yemen lại không đến mức đẫm máu như đang diễn ra ở Syria. Ở Yemen, lực lượng vũ trang bị chia rẽ, nên các lãnh tụ Hồi giáo và các chính trị gia còn có cơ hội để ngồi vào bàn đàm phán với nhau để tránh một cuộc nội chiến.

Còn tình hình ở Syria lại khác hẳn. Moscow và Bắc Kinh vẫn giữ quan điểm phủ quyết can thiệp quân sự vào Damascus. Các quốc gia phương Tây thì miễn cưỡng, vì họ muốn triển khai phương án quân sự nhưng không đạt được điều này thông qua bỏ phiếu ở Hội đồng Bảo an LHQ.

Hầu hết các biện pháp khác nhằm gây sức ép đều đã được áp dụng nhưng không mang lại hiệu quả nào. Nếu như chỉ vài tháng trước đây thì còn khó nói, còn lúc này nhiều khả năng 'liên minh quyết tâm' có thể sẽ xích lại gần nhau hơn để chấm dứt bạo lực tại Syria. Và cũng chẳng nghi ngờ gì nhiều khi quân đội Syria khó lòng đương đầu được với các đồng minh của NATO.

Kremlin sẽ chẳng bao giờ chấp nhận một nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ cho phép sử dụng vũ lực đối với Syria. Tuy nhiên, có một quan chức ngoại giao Nga từng nói vài tuần trước với tác giả rằng: "Nếu như phương Tây muốn ôm lấy gánh nặng ở Syria, thì chúng ta cũng chẳng thể ngăn được họ. Nhưng nếu làm vậy, các quốc gia phương Tây sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm với hậu quả sau đó".

Mỹ và Liên minh châu Âu dường như đang tiến gần hơn tới quan điểm rằng họ phải đúng theo các giá trị riêng của họ khi trụ lại cuộc chơi ở Trung Đông. Moscow có thể chấp nhận đứng sang một bên. Nhưng, Moscow cũng sẽ phải sẵn sàng trả một giá đắt về tiếng tăm của mình trong khu vực sau này.

Lê Thu (theo Due West - RIA)

Tiết lộ sốc về kế hoạch ám sát Tổng thống Syria
Theo tờ báo Isarel, kế hoạch ám sát Tổng thống Syria đã không thành công khi Mỹ từ chối can dự vì sợ 'gia tăng giết chóc'.
 
Viễn cảnh nào dành cho Syria?
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc cho rằng viễn cảnh tồi tệ nhất nhưng lại có nhiều khả năng xảy ra nhất với Syria là phương án hành động bên ngoài quyền hạn của Hội đồng Bảo an LHQ.
 
Hàng loạt quan chức ngoại giao Syria bị trục xuất
Một loạt các quốc gia phương Tây trục xuất các quan chức ngoại giao hàng đầu của Syria để phản đối vụ thảm sát vừa qua. Ông Kofi Annan cho rằng tình hình tại Syria đã lên tới 'đỉnh điểm'.
 
Nga bực mình với Syria về vụ thảm sát
;Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng một số nhân tố chính trị đang làm xói mòn lệnh ngừng bắn do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn tại Syria.
 
LHQ lên tiếng về vụ tàn sát kinh hoàng ở Syria
Liên Hợp Quốc đã đi đầu trong các lời kêu gọi hôm 26/5 về việc phải có hành động quốc tế tức thời với Syria sau khi có nhiều báo cáo về cuộc tàn sát man rợ ở nước này
 
Thế giới 24h: Tin sốc từ Syria
Syria cáo buộc Mỹ và phương Tây liên quan tới khủng bố; Lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 16 thi thể nạn nhân trong vụ tai nạn của siêu cơ Nga ở Indonesia... là những tin nóng trong ngày.
 
Máu tiếp tục chảy tràn trên đất Syria
Hôm nay (5/5), một loạt vụ nổ đã lại xảy ra, làm rung chuyển hai thành phố Damascus và Aleppo của Syria, làm ít nhất 5 người thiệt mạng, phá hủy nhiều tài sản, hãng tin Reuters cho hay.