Tờ New Strait Times cho biết tuần này, Liên Hợp Quốc đang đi đầu trong nỗ lực cải thiện cách thức dò tìm máy bay mất tích MH370 để trấn an lo ngại của công chúng về thảm kịch này.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Tuy nhiên, phản ứng chính thức đối với máy bay mất tích MH370 và các sự việc tương tự năm 2009 đã bị phủ bóng bởi tranh cãi giữa những nhà sản xuất máy bay, hãng hàng không và phi công về phí tổn và việc theo dõi. Phản ứng này đã dấy lên câu hỏi về việc các nhà điều hành có thể phản ứng nhanh tới mức nào trước thảm kịch.
Hình minh họa máy bay của Hàng không Malaysia |
Các báo đưa tin một hãng ở châu Âu đã quy định chặt chẽ hơn về các hộp đen ghi dữ liệu chuyến bay vào tuần trước, làm nổi lên tranh luận về lợi ích về kinh tế cũng như an toàn bay; các nhà sản xuất hối trúc trì hoãn còn phi công phản ứng trước sức ép giám sát chặt buồng lái.
Các chuyên gia cho biết Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế của Liên Hợp Quốc sẽ có cuộc họp vào tuần này để thảo luận việc theo dõi bay – một vấn đề không có mấy tiến triển kể từ khi chiếc máy bay của Hàng không Pháp gặp nạn năm 2009.
Việc theo dõi bay và dò tìm hộp đen có quan hệ tương thuộc với nhau bởi vì việc dò tìm máy bay có thể gây mất thời gian và chi phí khi tìm kiếm máy bay gặp nạn.
Cuối tuần trước, Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA) đề xuất tăng thời lượng ghi âm buồng lái lên tối đa là 20 giờ, thay vì 2 giờ như hiện nay. Đề xuất này vấp phải chỉ trích nhiều nhất từ các phi công.
Về phía các phi công, Liên minh châu Âu ngỏ ý các nhà chức trách và ngành công nghiệp đang để tâm nhiều hơn tới nguy cơ phi công sử dụng hệ thống sai mục đích.
Các điều tra viên của Malaysia nghi ngờ ai đó đã tắt các đường truyền dữ liệu trước khi chiếm chiếc Boeing 777 với 239 người trên máy bay. Các nhóm luật sư của phi công lại biện luận rằng không có bằng chứng cụ thể về điều này.
EASA cho biết vụ việc của MH370 làm ‘sáng rõ một điều là thiết bị phát tín hiệu của máy bay rất dễ bị tắt’ và biến mất khỏi màn hình radar.
Trong một diễn biến khác có liên quan, tờ Interaksyon của Philippines cho hay do thiếu chứng cứ để giải thích nguyên nhân khiến MH370 mất tích nên vấn đề pháp lý hóc búa ở đây là hãng Hàng không Malaysia có thể sẽ phải có dàn xếp bên ngoài tòa án với thân nhân người bị nạn của MH370.
Theo luật hàng không quốc tế, Hàng không Malaysia phải chứng minh được rằng họ không chịu trách nhiệm về vụ tai nạn.
Bên cạnh đó, hãng này cũng có nguy cơ bị kiện ra tòa dân sự vì hàng trăm thân nhân người bị nạn đang nổi giận vì không được cung cấp thông tin về vụ tai nạn.
Theo quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, thân nhân người bị nạn sẽ hiển nhiên được nhận một khoản tiền ít nhất là 175.000 USD/ mỗi hành khách gặp nạn bất kể trách nhiệm thuộc về ai. Khoản tiền này do công ty bảo hiểm của hàng không trả.
Lê Thu