Cuộc đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc bằng một thất bại nhanh chóng, với hơn trăm người thiệt mạng và nhiều ngàn người bị thương, bị bắt.

{keywords}

Đài CNN bình luận rằng, dù đảo chính thất bại, đó vẫn là một thảm kịch, báo hiệu nhiều điềm dữ trong tương lai.

Cho tới chiều ngày thứ Sáu, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một quốc gia ổn định và đủ năng lực, đóng vai trò làm vùng đệm giữa châu Âu và Trung Đông hỗn loạn, và là đối tác của Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng chịu các cuộc tấn công khủng bố như ở các quốc gia châu Âu khác, và cùng sống trong một thế giới mà sự đoàn kết có thể được thể hiện trên các đoạn tin đăng tải trên Facebook, và lá cờ tung bay trên các tượng đài quốc gia.

Nhưng điều này đã thay đổi sau âm mưu đảo chính hôm thứ Sáu, 15/7.

Đảo chính không thành, nhưng nó đã đưa Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi châu Âu, và đặt nó ngay ngắn trong không gian của Trung Đông. Hành động quân sự đã xé toang sự ổn định của đất nước, tái lập lại sự phân cực mà có thể dẫn tới sự bùng phát một cuộc nội chiến.

Tất cả những điều này đã góp thêm vào cuộc xung đột khác, vốn đang bung ra một cách dữ dội và khủng khiếp trên đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, đó là các cuộc tấn công tự sát của phiến quân ‘Nhà nước Hồi giáo’ (IS), khơi lại cuộc chiến với Đảng Công nhân người Kurd (PKK), toàn bộ các thị trấn người Kurd bị lính Thổ Nhĩ Kỳ san thành bình địa, chưa kể tới tình trạng bạo lực đang tác động lên xã hội Thổ Nhĩ Kỳ - đặc biệt là nhằm vào phụ nữ.

Quốc gia này không còn là một vùng đệm để ngăn bạo lực, mà đã trở thành vật tế thần trên chính bệ thờ của mình.

Kết cục, nhiều người đang hoài nghi rằng quốc gia này khó còn có thể là thiên đường ‘an toàn’ cho người tị nạn Syria. Thực tế này làm lung lay gói thoả thuận của châu Âu cấp tiền cho Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm giữ chân hàng ngàn người tị nạn.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ lại dễ rơi vào tình trạng một cuộc săn lùng của chính phủ đối với những người chống đối, bạo lực đáp trả bạo lực, đồng nghĩa với việc chất chồng thêm căm phẫn, phân hoá. Và công chúng bất an có thể có xu hướng tìm kiếm sự bảo an từ bên ngoài.

Các lực lượng như IS sẽ tận dụng thời khắc ‘qua cơn mê’ này để tuyển mộ thêm binh sĩ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Từ đây, chúng sẽ thâm nhập vào châu Âu, như cách mà các tay súng thánh chiến đã đã băng qua Thổ Nhĩ Kỳ khi tới Syria (còn chính quyền Ankara thì mắt nhắm mắt mở cho qua).

 IS và các nhóm thánh chiến khác đang giao tranh với các phiến quân người Kurd, và như câu nói ‘kẻ thù của kẻ thù chính là bạn’, thì mối lo ngại lớn nhất đối với Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến nước này làm ngơ trước các mối nguy khác.

Mỹ và các đảng đối lập của TNK phản đối cuộc đảo chính. Nhưng ngay cả khi đảng cầm quyền AKP do Tổng thống Erdogan đứng đầu tỏ thái độ trung tập với cuộc đảo chính này, thì cũng không loại trừ khả năng ông Erdogan sử dụng vụ việc này để dẹp tan luôn phe đối lập vốn lực mỏng, đập bể luôn một thể sự hậu thuẫn của quân đội, cũng như bắt hết những kẻ ‘phản bội’.

Tuyên bố của những kẻ âm mưu đảo chính tuyên bố rằng, họ tiến hành điều này một phần là vì tổng thống và chính phủ đã tạo nên tình trạng chuyên quyền đến mức hệ thống pháp luật không hoạt động nổi.

Điều này phần nào có lý, vì suốt 5 năm qua, đảng cầm quyền đã bóp nghẹt sự độc lập của các thể chế nhà nước một cách có hệ thống. Đảng AKP đã giỡ bỏ từng viên gạch một trên bức tường dân chủ của TNK.

Đây không phải lần đầu tiên TNK đối mặt với âm mưu đảo chính nhằm chống lại các chính quyền mà họ nghĩ là quá chuyên quyền, hoặc thiếu năng lực, hoặc quá sùng đạo. Cho tới sau năm 2011, quân đội vẫn là một trong những thể chế mà người dân tin cậy nhất.

Nhưng quân đội và cả người dân đã không còn như xưa. Trong đảo chính lần trước đó, người dân đã thu mình lại và chấp nhận, hoặc sẵn sàng tuân theo thiết quân luật.

Còn lần này, hàng ngàn người ủng hộ ông Erdogan đã nghe theo lời ông và xuống đường. Họ đứng trước mũi các xe tăng và dồn những binh sĩ đang sợ sệt vào đường cùng.

Sau cuối, dù cho cuộc đảo chính bất thành, nó vẫn khiến viễn cảnh nội chiến tới gần TNK hơn, và làm nổi rõ hơn nguy cơ về một thế hệ uổng phí, trước khi TNK có thể tái dựng lại hình ảnh của mình.

Đây là một kết cục nghiệt ngã sau quãng thời gian 5 năm vừa qua, khi mà TNK còn được cả thế giới tôn trọng và ngưỡng mộ.

Thảm kịch này phần lớn là do chính quyền Tổng thống Erdogan tự gây nên, khi đánh đổi nền dân chủ lấy quyền lực cho riêng mình mà thôi.

Lê Thu

Vũ khí đặc biệt giúp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ lật ngược thế cờ

Trong tình thế đài truyền hình và truyền thông xã hội bị ngừng kết nối do đảo chính, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã sử dụng phương tiện đặc biệt để lật ngược tình thế.

‘Trực thăng đảo chính’ bị chiến đấu cơ bắn hạ

Chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một trực thăng quân sự được các thành viên của lực lượng đảo chính sử dụng.

Dân Thổ Nhĩ Kỳ ném binh sĩ đảo chính ra khỏi xe tăng

Người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã trèo lên xe tăng và ném các binh sĩ xuống đất trong một cuộc đảo chính xảy ra vào đêm 15/7.

Đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ thất bại, hơn 190 người thiệt mạng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố cuộc đảo chính quân sự đã thất bại, hơn nghìn quân nhân đã bị bắt. Ít nhất 190 người chết.

Lộ diện người đứng đầu đảo chính quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ

Đại tá Muharrem Kose, người từng bị Tổng thống Recep Tayyip Erdogan thải hồi chính là người đứng đầu mưu toan đảo chính chống lại chính quyền Ankara.

Lãnh đạo thế giới lên án hành động đảo chính quân sự

Ngay sau khi xảy ra vụ đảo chính quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 16/7, Liên hợp quốc (LHQ), Liên minh châu Âu (EU) cùng nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã bày tỏ ủng hộ chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.