Các trường giải thể gồm: trường Trần Ân Chiêm (huyện Yên Định), Dương Đình Nghệ (huyện Thiệu Hóa), Triệu Thị Trinh (huyện Nông Cống), Trần Phú (huyện Nga Sơn), Nguyễn Hoàng (huyện Hà Trung), Lê Viết Tạo, Lưu Đình Chất (huyện Hoằng Hóa) và Nguyễn Xuân Nguyên (huyện Quảng Xương).
Lý do các trường này giải thể để sáp nhập là do vị trí, quy mô không phù hợp quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục phổ thông của tỉnh.
Trường Trần Ân Chiên, một trong 8 trường bị giải thể |
Qua đó, quyết định này sẽ bảo đảm thực hiện có hiệu quả về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đề án sắp xếp các trường THPT công lập hiện có của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan thực hiện việc điều động, bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hành chính; điều chuyển, bố trí học sinh của 8 trường giải thể đến các trường THPT trên địa bàn theo hướng dẫn của tỉnh.
Tỉnh Thanh Hóa có 50.031 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó cán bộ quản lý giáo dục 4.845, giáo viên 42.069, nhân viên 3.117. So với quy định, toàn tỉnh hiện còn thiếu 2.783 giáo viên mầm non, 1.753 giáo viên tiểu học, dư 948 giáo viên THCS, THPT; thiếu 280 giáo viên và hơn 200 nhân viên hành chính.
Năm học 2018-2019, Thanh Hóa đã thực hiện luân chuyển 487 cán bộ, giáo viên, nhân viên từ nơi thừa đến nơi thiếu. Sau 3 năm thực hiện nhiệm vụ sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, Thanh Hóa đã giảm được 65 trường, riêng năm học 2018-2019 giảm 21 trường; có 13 trường THPT giải thể, sáp nhập.
Lê Anh
Hàng chục trường ở miền Trung hoãn khai giảng do mưa lũ
Mưa lũ diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh miền Trung đã gây ngập lụt diện rộng, nhiều trường học chìm trong biển nước. Hàng vạn học sinh tiếp tục nghỉ học, lễ khai giảng không thể tiến hành vào ngày mai.