- Đã rất lâu, các em học sinh ở bản Vui, bản Giá (xã Thanh Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) muốn đến được trường phải chèo đò, bè mảnh… vượt qua con sông Mã hung dữ.

Bản Vui, bản Giá cách trung tâm xã Thanh Xuân chừng 15km. Để đến được trường, các em phải “vượt” sông Mã bằng bè mảng, bằng đò không áo phao, thiết bị cứu hộ, rồi lại phải leo dốc men sườn đồi hàng giờ đồng hồ.

{keywords}
Hàng ngày các em học sinh phải đi đò nhỏ tròng trành, nguy hiểm qua con sông Mã

Người dân ở đây cho biết, con sông Mã vào mùa nước cạn, việc đi lại học hành của các em trở nên đều đặn. Nhưng nếu vào mùa mưa lũ, dòng sông Mã dữ dội, con đò nhỏ không đủ sức vượt dòng nước lũ nên việc học hành của các em thường xuyên dang dở.

{keywords}
Đò cũng là phương điện đi lại hàng ngày của người dân địa phương 2 bản.

Chiếc đò nhỏ hàng ngày chở các cháu qua sông là do người dân góp tiền mua. Để duy trì việc đưa đón các cháu qua sông cũng như đưa người dân trong bản đi lại, mỗi hộ gia đình phải trực lái đò 3 ngày liền, rồi cứ thế các hộ thay phiên nhau.

{keywords}
Điểm trường ở bản Vui hoang sơ, hẻo lánh

Chị Hà Thị Thanh ở bản Vui chia sẻ: “Mỗi ngày khi các cháu đến trường chúng tôi đều nơm nớp lo lắng. Khi nào thấy các cháu về đến nhà tôi mới yên tâm”.

{keywords}
 

Thầy Nguyễn Bá Đại, Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Xuân cho biết, bản Vui có 29 học sinh, bản Giá có 49 học sinh, các em đều phải đi đò vượt sông để đến trường học.

“Do phải đi đò qua sông nên các em đã ở lại bán trú tại trường, chỉ cuối tuần mới được về nhà. Nếu trời mưa to nước sông lên, nhà trường sẽ không cho học sinh về, các thầy cô giáo tổ chức nấu ăn, chăm sóc cho các em”, thầy Đại chia sẻ.

{keywords}
 

Còn thầy Đặng Xuân Viên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Xuân cho biết, do khó khăn về đường đi nên các thầy giáo phải bố trí vào dạy học tại khu Vui, khu Giá.

{keywords}
 

Đa số các thầy đi buổi một. Khó khăn lớn nhất là đường đi, những hôm trời mưa, con đường lấm lem bùn đất, trơn trượt không vững tay lái ngã là chuyện bình thường. Trong này sóng điện thoại không có nên các thầy rất khó khăn khi liên lạc với gia đình, cũng như công việc của nhà trường.

{keywords}
 

“Dù khó khăn chung, nhưng chúng tôi còn sướng hơn nhiều so với khu Vui của trường Mầm non Thanh Xuân. Điểm trường này có 37 em học sinh, hiện nay đang học trong phòng học được làm tạm bợ bằng tranh tre, nứa lá do người dân chặt cây về dựng nên. Nhiều hôm trời lạnh, mưa dột các cô phải cho học sinh nghỉ tạm để bảo đảm sức khỏe”, thầy Viên chia sẻ.

Lê Dương – Thanh Vân

Đường đến trường “vừa đi vừa ngã” của học sinh tiểu học

Đường đến trường “vừa đi vừa ngã” của học sinh tiểu học

Nhìn hình ảnh các em học sinh nhỏ vùng cao phải đi chân trần vượt qua đoạn đường lầy lội để đến trường, nhiều người không khỏi ngậm ngùi.

Hình ảnh lay động của cô giáo vùng cao ngã trên đường đến trường

Hình ảnh lay động của cô giáo vùng cao ngã trên đường đến trường

Hình ảnh các cô giáo Trường Mầm non và Tiểu học Lao Chải ngã sóng soài trên những cung đường trơn trượt đầy bùn đất khi tới trường khiến nhiều người xúc động.

Thầy giáo bật khóc trên đường đến trường

Thầy giáo bật khóc trên đường đến trường

Mọi người vẫn đùa, muốn được gặp cô giáo, học sinh phải chờ đến THCS. Bởi, 35 người dạy ở đây đều là thầy giáo.

 

2. 

3. 

4. Phòng học của lớp mầm mon bằng tranh tre tạm bợ

5. Đường vào bản nguy hiểm, lầy lội

6. Các thầy cô giáo đi xe máy ngã là chuyện bình thường

7. Tương lại mịt mù của những đứa trẻ vùng cao