Thanh Hóa là tỉnh có vị trí chiến lược cả về kinh tế và quốc phòng - an ninh, với nguồn tài nguyên phong phú, đất đai rộng lớn, nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt là đã có bước chuyển mình mạnh mẽ trong thời gian qua, trở thành trọng điểm thu hút đầu tư.

Khu kinh tế Nghi Sơn

{keywords}
Khu kinh tế Nghi Sơn, 1 trong “tứ sơn” của Thanh Hóa

Khu kinh tế Nghi Sơn, 1 trong “tứ sơn” của Thanh Hóa đang trong đà phát triển mạnh mẽ, hiện đại. Sự góp mặt của Khu Kinh tế Nghi Sơn đã kéo theo sự xuất hiện của các sản phẩm công nghiệp đã khiến ngành công nghiệp tỉnh Thanh có bước phát triển đột phá nhờ hàng loạt dự án công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản, như: Lọc hóa dầu, dầu ăn, nhiệt điện, luyện cán thép, sửa chữa đóng tàu... lần lượt mọc lên, đưa Nghi Sơn thành khu vực phát triển năng động. 

Sau quá trình đầu tư xây dựng với hàng triệu ngày công, tháng 6-2018, tất cả các phân xưởng công nghệ của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã được khởi động thành công theo quy trình, cho ra nhiều dòng sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu và cung cấp nhu cầu trong nước, như: Xăng Ron 92, Ron 95, dầu diesel, khí hóa lỏng, benzene, hạt nhựa PP,... Sau 2 năm vận hành, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã cho ra đời hàng chục triệu tấn sản phẩm các loại. Sự góp mặt của 7 sản phẩm lọc hóa dầu và các sản phẩm dầu ăn Nghi Sơn, thép Nghi Sơn đã nâng tổng số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh Thanh Hóa lên con số 31, đưa giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN), chỉ số SXCN của tỉnh Thanh Hóa tăng trưởng ngoạn mục. Trong đó, năm 2019, SXCN tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, đạt 126.085 tỷ đồng, tăng 32,3% so với cùng kỳ. 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù dịch bệnh COVID-19 tác động tiêu cực lên mọi mặt kinh tế toàn cầu và đất nước, nhưng tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng công nghiệp 7,3% so với cùng kỳ, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GRDP của tỉnh.

Sự lan tỏa của những dự án trọng điểm này, ngành công nghiệp Thanh Hóa hứa hẹn sẽ tiếp tục đón nhận những dự án mới, sản phẩm mới. Đây là tiền đề vững chắc đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2030.

Công trình Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1

{keywords}
Toàn cảnh Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, được xây dựng Nhà máy với công suất 600 MW, trên diện tích 350 ha thuộc Khu Kinh tế Nghi Sơn, nằm trong địa bàn xã Hải Hà và Hải Thượng thuộc huyện Tĩnh Gia- Thanh Hóa nhằm bảo đảm cung cấp nguồn điện an toàn và kinh tế phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa nói riêng, cả khu vực Bắc Trung bộ nói chung

Chỉ sau hơn 3 năm khởi công, tháng 7/2013, Công trình Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 với kết cấu chuẩn mực, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế đã tọa lạc sừng sững ở phía Đông của KKTNS. Nhà máy sử dụng nhiên liệu than, công nghệ nhiệt điện ngưng hơi truyền thống và công nghệ đốt hiện đại phù hợp với than Antraxit của Việt Nam.

Trung tâm của khối kiến trúc ấy là ống khói kép 2 lò cao 205m. Ống khói được làm theo công nghệ Polime RFA (gia cường sợi thủy tinh) - công nghệ hiện đại nhất được áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam. Ngay phía dưới là mái vòm chứa than, kết cấu bằng khung thép, dài tới 240m, rộng 72m, có sức chứa 140.000 tấn than, đủ cho nhà máy sử dụng liên tục trong hơn 3 tuần (mức tiêu thụ bình quân của nhà máy là 6.000 tấn than/ngày). Đường băng chuyền dài hơn 1,5km cùng 2 cần cẩu công suất bốc 750 tấn than/giờ luôn hoạt động bảo đảm, cung cấp nguyên liệu liên tục cho nhà máy từ cảng nhiệt điện vào đến kho chứa.

Dự án đã hòa lưới điện quốc gia, bừng sáng thêm cuộc sống của Nhân dân KKTNS và cả nước... với sản lượng phát điện 3,6 tỷ kWh/năm.

Công trường Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2

 

{keywords}
Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp điện cho phát triển kinh tế khu vực phía Bắc, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Với mục tiêu góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, tháng 9-2015, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục khởi công Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2.

Dự án do liên doanh Marubeni (Nhật Bản) và Kepco (Hàn Quốc) đầu tư theo hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) với 2 tổ máy, tổng công suất 1.230 MW. Đây là dự án nhiệt điện áp dụng công nghệ hiện đại với hiệu suất cao, giảm định mức tiêu thụ than, giảm phát thải khí nhà kính và giải quyết được các vấn đề ô nhiễm môi trường. Tổng vốn đầu tư của dự án là 2,793 tỷ USD, triển khai thi công tháng vào 8/2018 và dự kiến hoàn thành tháng 7/2022. 

Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp điện cho phát triển kinh tế khu vực phía Bắc, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 dự kiến sẽ hoàn thành tháng 7/2022, phát điện thương mại nhà máy vào đầu tháng 8/2022.

Cảng Hàng không Thọ Xuân

{keywords}
 

Ngày 22/4/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 933 về việc thành lập thị xã Nghi Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của huyện Tĩnh Gia, là tiền đề quan trọng, mở ra cho Nghi Sơn thời cơ, vận hội mới, để tiếp tục bứt phá trở thành một trung tâm kinh tế, đô thị ven biển trọng điểm của cả nước.

Trong tương lai, Cảng Hàng không Thọ Xuân sẽ tiếp tục kết nối với nhiều đường bay trong nước và quốc tế. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Đường nối thành thành phố Thanh Hóa với Cảng Hàng không Thọ Xuân

 

Sáng 23/10, tại xã Đồng Lợi, huyện Triệu Sơn, Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa tổ chức khởi công dự án đường nối TP Thanh Hóa với Cảng hàng không Thọ Xuân.

{keywords}
 

Tuyến đường nối TP Thanh Hóa với Cảng hàng không Thọ Xuân dài 35km; điểm đầu từ ngã ba Nhồi, thuộc phường An Hưng, TP Thanh Hóa đến điểm giao Quốc lộ 47 với đường vào Cảng hàng không Thọ Xuân, thuộc thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân.

Dự án có tổng mức đầu tư 3.567 tỷ đồng để thi công chiều dài tuyến, công trình trên tuyến có chiều rộng nền đường từ 41m đến 43m; trước mắt, thi công tuyến đường có quy mô bốn làn xe cơ giới, hai làn xe thô sơ, giữa có giải phân cách dự phòng rộng 17m. Tương lai sẽ có thêm hai làn xe cơ giới và làm đường cao tốc trên cao trong phạm vi giải phân cách giữa phục vụ nhu cầu vận tải ngày một tăng; đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị loại I TP Thanh Hóa và Cảng hàng không quốc tế Thọ Xuân.

Tuyến đường nối TP Thanh Hóa với Cảng hàng không Thọ Xuân phấn đấu hoàn thành, đưa vào khai thác sau 24 tháng thi công sẽ rút ngắn thời gian lưu thông hai chiều TP Thanh Hóa - Cảng hàng không Thọ Xuân, tạo trục cảnh quan phát triển TP Thanh Hóa về phía tây. Tuyến đường kết nối với hệ thống giao thông trong khu vực, nhất là đường cao tốc bắc-nam đang triển khai thi công sẽ từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối, góp phần xây dựng tỉnh Thanh Hóa ngày một giàu đẹp, văn minh, hiện đại, trở thành một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, hợp thành tứ giác phát triển ở phía bắc Tổ quốc.

Quy hoạch thành phố Sầm Sơn mang tầm vóc quốc tế

{keywords}
Sầm Sơn sẽ trở thành đô thị du lịch biển loại 1 hiện đại 

Mục tiêu quy hoạch chung của tỉnh Thanh Hoá là thành phố Sầm Sơn trở thành đô thị loại 2 vào năm 2025 và trở thành đô thị du lịch biển loại 1 hiện đại mang tầm vóc quốc tế vào năm 2040.

Khi đó, Sầm Sơn cũng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, hành chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, và có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và của cả khu vực.

Để thực hiện được mục tiêu trên, tỉnh Thanh Hóa thuê đội ngũ tư vấn Hàn Quốc quy hoạch thành phố Sầm Sơn thành 11 khu chức năng chính bao gồm: Trung tâm hành chính - chính trị, không gian công cộng; đất đơn vị ở; các khu hỗn hợp; công viên đô thị; các khu du lịch; cụm tiểu thủ công nghiệp địa phương; các trung tâm chuyên ngành; các công trình đầu mối; đất giao thông; các khu vực khác như đất quốc phòng, đất tôn giáo, đất canh tác, thảm thực vật, đất mặt nước...

Đồ án quy hoạch nghiên cứu, mở rộng kết nối đô thị Sầm Sơn với thành phố Thanh Hóa, các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh, các điểm du lịch: Hải Tiến, Hải Hòa và các di tích, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời kết nối với các trung tâm lớn của cả nước.

Cũng theo quy hoạch này, phạm vi ranh giới được lập quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Sầm Sơn với 8 phường và 3 xã, có tổng diện tích gần 4.500 ha. Thành phố này có quy mô dân số là 250.000 người, diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 3.908 ha.

Với tính chất, chức năng là đô thị du lịch biển của tỉnh Thanh Hóa, và cả nước, Sầm Sơn sẽ là đô thị du lịch, nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch biển, phát triển dịch vụ, cụm chế xuất thủy sản và cụm nông nghiệp công nghệ cao phục vụ du lịch, đồng thời có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.

Những thành tích, kết quả đạt được trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 là rất phấn khởi và tự hào, là nền tảng để Thanh Hóa tiếp tục phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới.

Thu Thủy