Nhiều tuần sau vụ tấn công của Triều Tiên vào đảo
Yeonpyeong, bầu không khí trên các đường phố Seoul vẫn căng thẳng, nhất là sau
các bài tập phòng vệ và đợt tập bắn đạt thật lớn chưa từng có mới đây.
TIN LIÊN QUAN:
Triều Tiên sẽ khai chiến lúc ít ngờ nhất
Triều Tiên: Chiến tranh lạnh mới ở Đông Á?
Triều Tiên tuyên bố chiến tranh thần thánh
Triều Tiên "im lặng" trước cuộc tập trận Hàn Quốc
Triều Tiên, Hàn Quốc trên bờ chiến tranh
Thanh sát hạt nhân: Tia hy vọng cho bán đảo Triều Tiên
Bán đảo Triều Tiên hứng cảnh nước sôi lửa bỏng
Triều Tiên coi nhẹ cuộc tập trận của Hàn Quốc
Trung Quốc cảnh báo đụng độ Triều Tiên có thể làm hại khu vực
Triều Tiên dọa tấn công Hàn Quốc nếu Seoul tập trận
Tâm trạng quan ngại thể hiện rõ trong các trường đại học, với nhiều thanh niên
trẻ lo lắng về viễn cảnh một cuộc chiến tổng lực. Đó là bởi vì nhiều sinh viên
sắp bắt đầu đợt nghĩa vụ quân sự của họ sau học kỳ này, và cũng bởi vì hai binh
sĩ thiệt mạng trên đảo Yeonpyeong tháng trước ở độ tuổi của họ, 19 và 21.
"Hai lính thủy đánh bộ chết trên đảo Yeonpyeong tầm tuổi tôi và tôi cũng có thể
là một nạn nhân. Điều đó khiên tôi lo nghĩ. Những ngày này, mẹ tôi cũng rất lo",
Jaehwan Lee, một sinh viên 19 tuổi theo chuyên ngành Văn học Anh, bày tỏ. Lee sẽ
bắt đầu thực hiện nghĩa vụ quân sự ngay khi hết học kỳ.
Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên về mặt lý thuyết vẫn đang trong tình trạng chiến
tranh vì cuộc chiến năm 1950-53 giữa họ kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn
chứ không bằng một hiệp ước hòa bình. Theo luật pháp Hàn Quốc, những thanh niên
đủ sức khỏe phải phục vụ 2 năm trong quân đội gồm 650.000 binh sĩ của đất nước.
Điều này được xem là một phần chủ chốt trong chính sách quốc phòng trước quân
đội 1,1 triệu lính của CHDCND Triều Tiên.
Chế độ bắt buộc tòng quân là một vấn đề xã hội nhạy cảm ở Hàn Quốc. Nhiều gương
mặt nổi tiếng của ngành truyền hình đã buộc phải nghỉ việc còn các chính trị gia
thì thất cử sau khi sự thật được phơi bày rằng họ hoặc con trai họ trốn tránh
nghĩa vụ quân sự.
Thành tích trong quân ngũ của các nhân vật công
chúng thường bị xăm soi kỹ lưỡng. Nghi ngờ sẽ tăng cao nếu một ai đó viện lý do
sức khỏe không đi lính hoặc được phân công làm nghĩa vụ dân sự.
Hàn Quốc không cho người phản đối nhập ngũ một lựa chọn nào. Nếu không tuân theo
luật tòng quân, họ sẽ đối mặt với án tù 18 tháng, chưa kể bị phạt rất nhiều
tiền.
Thanh Hảo (Theo CNN)