Trung Quốc báo động và triển khai chiến đấu cơ để tuần tra biên giới giáp
Myanmar, chìm phà ở Myanmar khiến 21 người thiệt mạng... nằm trong số những tin
tức chính trên thế giới trong 24 giờ qua.
Tin nổi bật
Các chiến đấu cơ Myanmar trong một buổi lễ mừng Ngày Độc lập ở Naypyitaw. (Ảnh:
Reuters)
Hãng tin Tân Hoa ngày 14/3 dẫn lời người phát ngôn Shen Jinke của lực lượng
Không quân Quân đội giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho biết nước này đã triển
khai các máy bay tiêm kích để tuần tra khu vực biên giới giáp với Myanmar sau
khi một máy bay ném bom của Myanmar thả một quả bom xuống tỉnh Vân Nam làm 4
người thiệt mạng.
Theo đại tá Shen Jinke, một số máy bay của Không quân Trung Quốc được triển khai
để "theo dõi, giám sát, cảnh báo và xua đuổi" các máy bay quân sự Myanmar bay
sát khu vực biên giới TQ. Không quân Trung Quốc cũng luôn được đặt trong tình
trạng báo động cao, duy trì theo dõi chặt chẽ tình hình trên không và tăng cường
giám sát khu vực biên giới Trung Quốc – Myanmar.
Ông Shen Jinke nhấn mạnh, lực lượng kể trên sẽ áp dụng các biện pháp nhằm tăng
cường năng lực ứng phó tại khu vực biên giới này để "bảo vệ chủ quyền không phận
quốc gia".
Truyền thông Trung Quốc trước đó cho biết 4 người tại tỉnh Vân Nam, tây nam
Trung Quốc, đã phải bỏ mạng ngày 13/3 vì bom từ một máy bay chiến đấu Myanmar.
Tân Hoa xã đưa tin, bom rơi trúng một ruộng mía ở thành phố Lan Thương.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập Đại sứ Myanmar tại Bắc Kinh trong khi Thứ
trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân yêu cầu Myanmar điều tra triệt để vụ
việc và có biện pháp hiệu quả ngăn chặn sự việc tương tự tái diễn, bảo đảm an
ninh và ổn định ở khu vực biên giới giữa hai nước.
Tin vắn
- Ít nhất 21 người tử vong và hơn 20 người khác mất tích sau khi một con phà chở
khách chìm ở miền tây Myanmar ngày 14/3. Các nhà chức trách cho biết, lực lượng
cứu hộ đã cứu được 167 người sau khi con phà Aung Takon 3 bị sóng lớn lật chìm ở
ngoài khơi bang Rakhine.
- Ngày 14/3, Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino phát động diễn tập
quân sự trên toàn quốc để sẵn sàng đối phó với những hành động can thiệp của Mỹ.
- Các lực lượng của Iraq tuyên bố sẽ giải phóng thành phố Tikrit trong vòng 3
ngày sau khi họ bao vây hàng chục chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) đang liều
chết cố thủ nơi này.
- Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 14/3 cho rằng cuộc đàm phán về chương trình
hạt nhân của Iran đã đạt tiến triển song vẫn còn "những khác biệt quan trọng"
cần phải vượt qua.
- Một trong những cơn bão mạnh nhất từng được biết đến ở Thái Bình Dương đã tàn
phá đảo quốc Vanuatu trong ngày 14/3, cướp đi sinh mạng của ít nhất 8 người, và
số người chết dự báo còn tăng.
- Phó Tổng thống Samuel Sam-Sumana của Sierra Leone cho biết ông đang xin tị nạn
chính trị tại đại sứ quán Mỹ ở thủ đô nước này sau khi binh lính bao vây nhà của
ông. Nhà lãnh đạo này nói với BBC rằng ông cùng vợ đã rời tư dinh và một bản tin
cho biết họ đã tiến vào tòa sứ quán.
- Quân đội Nigeria thông báo họ đã phát hiện một nhà máy chế tạo bom của tổ chức
khủng bố Boko Haram ở thị trấn Buni Yadi thuộc đông bắc nước này.
Tin ảnh
Một người bị thương được cứu khỏi con phà chìm ở gần cảng Kyauk Phyu của Myanmar
ngày 14/3. (Ảnh: AP)
Tai nạn xảy ra khi phà đang hành trình tới Sittwe, thủ phủ bang Rakhine. Nó bị
lật gần Myebon. Ba tàu hải quân và nhiều tàu tư nhân đã được huy động tới hiện
trường ngay sau khi có tin về vụ việc. Hơn 20 người mất tích được cho là khó tìm
thấy.
Phát ngôn
Alexander Zakharchenko, người đứng đầu lực lượng nổi dậy tại miền đông Ukraina,
nói rằng gần 90% cơ sở vật chất bên trong Debaltseve đã bị quân đội chính phủ
tàn phá trước khi triệt thoái khỏi thành phố, do gặp phải sự tấn công mạnh mẽ
của lực lượng nổi dậy.
“Debaltseve hiện tại chỉ còn lại đất và đá, các lực lượng vũ trang Ukraina đã
phá hủy hơn 90% nhà cửa, đường phố, và các công trình công cộng… Hiện tại quân
đội nổi dậy vẫn đang thực hiện công tác rà phá bom mìn còn sót lại bên trong khu
vực.
"Debaltseve chưa từng chứng kiến một lượng lớn bom đạn như thế trong nhiều năm
qua hay trong bất cứ cuộc chiến nào trước đây, thậm chí là chiến tranh thế giới
thứ 2. Quân đội phát xít Đức có lẽ còn rải ít mìn hơn thế khi chiếm đóng
Ukraina", ông này bình luận.
Sự kiện
Arthur Compton (10/9/1892 - 15/3/1962) là một nhà vật lý. Ông đoạt giải Nobel
Vật lý năm 1927 cho khám phá của ông về hiệu ứng Compton.
Thanh Hảo
- Chính trị
- Thời sự
- Kinh doanh
- Thể thao
- Thế giới
- Giáo dục
- Giải trí
- Văn hóa
- Đời sống
- Sức khỏe
- Thông tin và Truyền thông
- Pháp luật
- Ô tô xe máy
- Bất động sản
- Du lịch
- Bạn đọc
- Tuần Việt Nam
- Toàn văn
- Công nghiệp hỗ trợ
- Bảo vệ người tiêu dùng
- Thị trường tiêu dùng
- Dân tộc - Tôn giáo
- Giảm nghèo bền vững
- Nông thôn mới
- Dân tộc thiểu số và miền núi
- Nội dung chuyên đề
- English
- Đính chính
- Talks
- Hồ sơ
- Ảnh
- Video
- Multimedia
- Podcast
- Tin tức 24h
- Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019
- Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
- Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2,
- Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 19001081 (8h-17h) | 0923457788 (ngoài giờ HC)
- © 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.
- Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.
- Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet
- Hotline: 0919 405 885 (Hà Nội) - 0919 435 885 (Tp.HCM)
- Email: contact@vietnamnet.vn
- Báo giá: http://vads.vn
- Hỗ trợ kỹ thuật: support@tech.vietnamnet.vn