- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý như vậy tại hội nghị trực tuyến triển khai công tác thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2018, chiều 15/6.
Theo ông, trong một vài năm tới, sự tham gia của các trường đại học vào việc tổ chức kỳ thi này cùng với các Sở GD-ĐT vẫn là cần thiết.
"Đây là không chỉ là trách nhiệm vì liên quan tới đầu vào của các trường đại học, mà còn là trách nhiệm xã hội. Các trường đại học tham gia cùng địa phương không chỉ đóng vai trò tham gia, mà còn là giám sát”.
Năm nay, Bộ GD-ĐT đã điều động các trường đại học, cao đẳng với địa phương phối hợp tổ chức thi ở các khâu: in sao đề, coi thi, chấm thi, phúc khảo... Dự kiến có khoảng 45.000 cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ tham gia phục vụ kỳ thi.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Khi nào kỳ thi này tổ chức khách quan, trung thực thì đương nhiên sẽ là cơ sở tham khảo để các trường đại học trên tinh thần được giao quyền tự chủ ngày càng cao và lấy đó để tham khảo, phục vụ cho công tác tuyển sinh của mình”. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Đại diện các trường như ĐH Thái Nguyên, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Hàng hải Việt Nam… đều cho biết, hiện nay đã phối hợp với các Sở GD-ĐT hoàn thành hầu hết các đầu việc.
“Các trường cùng với Sở làm chặt chẽ công tác tuyển sinh cũng chính là nâng cao chất lượng đầu vào cho mình” – đại diện Trường ĐH Hàng hải Việt Nam cho hay.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị thời gian tới các trường ĐH, CĐ chủ động phối hợp với các địa phương trong công tác tổ chức thi, cử đủ cán bộ, giảng viên về coi thi tại các địa phương; tổ chức phổ biến kĩ, nghiêm túc quy chế, tập huấn nghiệp vụ coi thi; phối hợp với các địa phương kiểm tra và chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất...
Phó Thủ tướng cho rằng, vì mục đích là xét tốt nghiệp nên các phương thức tổ chức phải phục vụ cho mục đích này chứ không phục vụ cho việc tuyển sinh đại học.
“Chúng ta phải tăng vai trò tham gia của các trường đại học, cao đẳng không dừng lại ở phối hợp. Mỗi cán bộ, giảng viên được coi như cán bộ của Trung ương cử xuống địa phương để giám sát việc tổ chức kỳ thi. Kỳ thi tổ chức khách quan, trung thực sẽ là cơ sở để các trường đại học, cao đẳng, được giao quyền tự chủ ngày càng cao, làm tham khảo, phục vụ cho công tác tuyển sinh”, Phó Thủ tướng nói.
Năm nay, Chính phủ không ra một chỉ thị riêng về kỳ thi này như mọi năm. Ông Đam yêu cầu lãnh đạo Bộ GD-ĐT căn cứ vào các chỉ đạo hết sức cụ thể của Thủ tướng Chính phủ những năm trước đây để sát sao cùng với địa phương tổ chức thật tốt kỳ thi này:
“Tổ chức kỳ thi không chỉ là việc của ngành giáo dục mà của toàn xã hội, từ các lực lượng tham giao bảo vệ an ninh, an toàn kỳ thi đến những tấm gương tình nguyện giúp đỡ học sinh, phụ huynh. Qua đó không chỉ giúp các thí sinh có được một kỳ thi tốt mà những hành động rất cao đẹp, cảm động cũng giúp nhân lên giá trị, đạo đức tốt đẹp trong cuộc sống”.
Tự chủ điểm sàn, tự chủ chỉ tiêu: Xử lý kê khai không chính xác
Năm nay, Bộ GD-ĐT cho phép các trường tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh căn cứ vào các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động.
Những thông tin này đã được kê khai lên hệ thống phần mềm với những tham số như: đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, quy mô hiện hành, tỷ lệ sinh viên có việc làm,v.v... Trên cơ sở từ khai báo này, đối chiếu với năm 2017, một số trường đã bị phát hiện kê khai chưa chính xác so với thực tế mà có “tăng trưởng” đột biến.
Cục Quản lý chất lượng đã trực tiếp kiểm tra 23 trường này và phát hiện có một số ngành và nhóm ngành xác định chỉ tiêu vượt quá nguồn lực của mình. Cụ thể, có 3 trường chưa đảm bảo tỷ lệ sàn xây dựng/SV, 6 trường chưa đảm bảo tỷ lệ SV/GV quy đổi với một số khối ngành.
Giải pháp mà Bộ đưa ra là theo dõi, giám sát quá trình tuyển sinh của các trường này và xử lý theo quy định. Đồng thời, tiếp tục hậu kiểm đối với việc công khai điều kiện đảm bảo chất lượng và kết quả kiểm định chất lượng.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết, mặc dù năm nay các trường được tự xác định chỉ tiêu nhưng tổng chỉ tiêu cũng chỉ tăng 1,2% so với năm 2017. "Đây là một minh chứng cho thấy các trường quyết tâm giữ vững chất lượng của mình, mà không chạy theo số lượng". Nhiều trường mong muốn Bộ GD&ĐT đẩy mạnh việc công bố chỉ tiêu sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 12 tháng như thước đo chất lượng đào tạo.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh các trường đại học phải hết sức coi trọng công tác dự báo, cơ cấu nghề nghiệp để xác định chỉ tiêu, mở ngành đào tạo để tránh tình trạng “đưa chỉ tiêu nhiều nhưng thí sinh không vào”. Đồng thời, chấp nhận tuyển sinh ít trong một vài năm để củng cố cơ sở vật chất bảo đảm tăng chỉ tiêu bền vững trong tương lai.
"Hiện tượng thí sinh "ảo" là bình thường"
Một trong số những khó khăn được nêu ra trong công tác tuyển sinh, đặc biệt là của các trường tốp dưới, đó là lượng thí sinh "ảo" lớn.
Đại diện ĐH Thái Nguyên chia sẻ, khó khăn nhất của trường là xác định lượng thí sinh trúng tuyển so với chỉ tiêu là bao nhiêu cho đủ. Năm ngoái, có những ngành trường đã lấy đến 120-150% so với chỉ tiêu nhưng sau khi phần mềm chạy xong thì số lượng vẫn không đủ chỉ tiêu. Đại diện trường này đề nghị Bộ đưa ra một con số tham khảo chung cho các trường.
Hội nghị tổ chức trực tuyến tại 5 đầu cầu |
Để giải bài toán này, đại diện Trường ĐH Hàng hải Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm: Trường thường lấy khoảng 120% so với chỉ tiêu. Đại diện một trường khác đề xuất các trường tốp trên nên công bố ngưỡng điểm đầu vào sớm hơn để thuận lợi hơn cho các trường tốp dưới.
GS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhìn nhận "vấn đề là chất lượng đào tạo và uy tín của nhà trường như thế nào. Tôi cho rằng không nên kêu ca chuyện ‘ảo’, mà nên xem lại chất lượng đào tạo của chính chúng ta”.
Về khó khăn “thí sinh ảo” mà các trường đã nêu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng:
“Học sinh có quyền đăng ký vào nhiều trường, và khi các cháu đủ điều kiện trúng tuyển vào nhiều trường, các cháu có quyền chọn một trường mà mình thích. Các trường phải coi việc đó là bình thường và thuộc trách nhiệm giải quyết của mình, không nên đẩy cái đó ra cho xã hội”.
Phó Thủ tướng đề nghị các trường đại học tiếp tục đổi mới để kiểm soát chặt chẽ chất lượng trong quá trình đào tạo, chất lượng đầu ra thay vì "chỉ chăm chăm vào chất lượng đầu vào".
925.792 học sinh đăng ký dự thi |
Trong số đó, xét công nhận tốt nghiệp là 879.705 em, tổng số thí sinh sẽ tham gia xét tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) là 688.466 em, tăng hơn 48.000 so với năm 2017. Cả nước có 2.144 điểm thi với 39.689 phòng thi. Năm nay có 341.576 thí sinh đăng ký bài thi khoa học tự nhiên (KHTN) chiếm 37% (năm 2017 là 38 %); 444.538 thí sinh đăng ký bài thi khoa học xã hội (KHXH), chiếm 48% (năm 2017 là 43%); 36.016 thí sinh đăng ký cả hai bài thi tổ hợp, chiếm 4% (năm 2017 là 7%. Số còn lại 11 % trên tổng số thí sinh đăng ký dự thi các môn thi thành phần bài thi tổ hợp.
|
Nguyễn Thảo - Thanh Hải
Trường mở lớp ôn cho học sinh đạt 27 điểm thi THPT quốc gia trở lên
Để có kết quả thi THPT quốc gia tốt nhất, Trường THPT Quảng Xương 1 (Thanh Hóa) đã có những chương trình riêng với từng loại hình lớp ôn.
Đề thi THPT quốc gia 2018 sẽ có độ phân hóa cao hơn
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong phiên trả lời chất vấn kì họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV cho hay sẽ khắc phục tính phân hóa trong các câu hỏi và các bài thi trắc nghiệm thi THPT quốc gia.
Những lỗi thí sinh có thể mất điểm với bài thi THPT quốc gia 2018
Theo thống kê, thực tế có khoảng 1% trong tổng số thí sinh mắc các lỗi ảnh hưởng đến quy trình chấm bài thi trắc nghiệm THPT quốc gia, điều này ảnh hưởng đến điểm thi của các em.
Bộ Giáo dục thu hồi Đề án đổi mới thi THPT quốc gia 749 tỉ đồng
Sau khi báo chí đưa thông tin về đề án “Đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH-CĐ giai đoạn 2018-2020” với khái toán tổng kinh phí lên đến 749 tỉ đồng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo thu hồi.
Những điểm thí sinh cần lưu ý với các bài thi THPT quốc gia 2018
Bộ GD-ĐT vừa thông tin một số điểm thí sinh cần lưu ý trong quá trình thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2018.