Sau Tết Nguyên đán Tết, bà con nông dân thường tái đàn gia cầm, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm và trong bối cảnh thời tiết giao mùa rất dễ khiến dịch bệnh lan rộng, cơ quan chuyên môn của thị xã Phổ Yên đã khuyến cáo người dân thận trọng tái đàn để tránh rủi ro.

{keywords}
Thị xã Phổ Yên thận trọng trong tái đàn gia cầm. Ảnh Diệu Bình

Ông Hoàng Công Hợp, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp T.X Phổ Yên thông tin, từ ngày 27-1 đến 20-2, trên địa bàn đã xảy ra dịch cúm gia cầm tại 9 hộ dân thuộc 4 xóm của xã Tân Phú và Đông Cao. Tổng số gia cầm mắc bệnh, ốm, chết phải tiêu hủy trên 10.200 con, trong đó gà là gần 5.000 con, còn lại là ngan và vịt.

Nguyên nhân là do người dân nhập gia cầm giống về nuôi không khai báo với chính quyền địa phương; không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ; một số hộ chăn nuôi khi có gia cầm ốm, chết đã tự tiêu hủy không có sự giám sát của cơ quan thú y dẫn đến việc khó kiểm soát nguồn bệnh lây nhiễm…

{keywords}
 

Nhằm chấn chỉnh công tác phòng, chống dịch bệnh, xử lý nhanh, dứt điểm các ổ dịch cúm gia cầm, tiến tới công bố hết dịch, khôi phục chăn nuôi, cơ quan chuyên môn của thị xã đang tiến hành rà soát, thống kê đàn vật nuôi hiện có trên địa bàn để kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả…

Xã Trung Thành  (thị xã Phổ Yên) là địa bàn giáp ranh với 2 xã đang xảy ra dịch cúm gia cầm, lại có nhiều cơ sở chăn nuôi tập trung, công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi được xã đặt lên hàng đầu. Chính quyền địa phương đã cùng người dân luôn chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi, đặc biệt là công tác tiêm phòng vắc xin và phun tiêu độc khử trùng chuồng trại, các trục đường chính, ngõ xóm.

Ông Trần Quang Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Thành cho biết: Trước nhu cầu tái đàn của bà con, xã đã khuyến cáo khi tái đàn, tăng quy mô, người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin thị trường, lượng cung cầu và nơi tiêu thụ để đầu tư chăn nuôi có hiệu quả.

UBND xã yêu cầu các hộ khi nhập gia cầm từ tỉnh khác về nuôi phải có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển, thực hiện kê khai chăn nuôi theo quy định. Khi đàn vật nuôi nghi ngờ nhiễm bệnh, chết nhanh, chết nhiều cần báo cáo chính quyền địa phương để có phương án khoanh vùng, xử lý. 

{keywords}
 

Với 18 trang trại và gần 30 gia trại chăn nuôi, xã Thành Công cũng đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về dịch bệnh để bà con nắm rõ, chủ động hợp tác với cơ quan chức năng trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.

Để tái đàn vật nuôi an toàn, đạt hiệu quả kinh tế, cơ quan chuyên môn của thị xã hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm quy trình nhập, tái đàn gia súc, gia cầm; lựa chọn đơn vị cung ứng vật nuôi đảm bảo chất lượng và an toàn dịch bệnh; tiêm vắc xin đầy đủ và chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.

{keywords}
 

Thị xã cũng xây dựng kế hoạch tiêm phòng vắc xin đợt 1 cho đàn vật nuôi từ ngày 10-3 đến 10-4; cấp thuốc sát trùng cho các xã, phường hơn 7.000 lít và 30kg hóa chất, trên 10 tấn vôi bột để tiến hành phun tiêu độc, khử trùng chuồng trại, nhằm ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài vào địa bàn...

Duy Linh -  Ảnh Diệu Bình