Kết quả khảo sát của Bộ Tư pháp đối với 5.264 cán bộ viên chức, công chức về công tác hỗ trợ pháp lý cho thấy đa số cán bộ, công chức, viên chức được khảo sát biết đến Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (do Bộ Tư pháp chủ trì) (56.6%), chủ yếu qua Internet (62.9%).

Tuy nhiên, có 43.4% cán bộ, công chức, viên chức được khảo sát không biết đến Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hầu hết đối tượng được khảo sát chưa từng thực hiện hoạt động Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (73%). 

w ho so nha dat 2 811.jpg

Đối với cơ quan, đơn vị đã thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa các giai đoạn trước đó, 33.4% đối tượng được khảo sát cho biết cơ quan, đơn vị không tiến hành tổng kết kết quả hoạt động của Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, 78.3% cán bộ, công chức, viên chức được khảo sát cho rằng Chương trình hoạt động có hiệu quả.

Đối tượng khảo sát cũng được lấy ý kiến về các hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khó khăn lớn nhất liên quan đến cơ sở pháp lý là thiếu hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn người làm công tác hỗ trợ pháp lý, cách thức triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý, định mức chi (22%), thiếu cơ sở pháp lý cho việc bố trí kinh phí thực hiện một số hoạt động (22%). Khó khăn lớn nhất về nhân sự là không có cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý (63.6%). Về kinh phí triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý, hầu hết đối tượng khảo sát cho biết cơ quan, đơn vị không bố trí riêng kinh phí hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (71.6%). Ngoài ra, cơ quan, đơn vị còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận doanh nghiệp. Đối tượng được khảo sát cho biết doanh nghiệp biết đến, nhưng không tương tác với Chương trình (40.6%); ít doanh nghiệp có nhu cầu được hỗ trợ pháp lý (26.9%).

Đối tượng khảo sát cũng được lấy ý kiến về các hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khó khăn lớn nhất liên quan đến cơ sở pháp lý là thiếu hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn người làm công tác hỗ trợ pháp lý, cách thức triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý, định mức chi (22%), thiếu cơ sở pháp lý cho việc bố trí kinh phí thực hiện một số hoạt động (22%). Khó khăn lớn nhất về nhân sự là không có cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý (63.6%). Về kinh phí triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý, hầu hết đối tượng khảo sát cho biết cơ quan, đơn vị không bố trí riêng kinh phí hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (71.6%). Ngoài ra, cơ quan, đơn vị còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận doanh nghiệp. Đối tượng được khảo sát cho biết doanh nghiệp biết đến, nhưng không tương tác với Chương trình (40.6%); ít doanh nghiệp có nhu cầu được hỗ trợ pháp lý (26.9%).

Mỹ Hoà và nhóm PV, BTV