- Theo báo Telegraph của Anh, việc các trường gặp khó khăn hay không hiệu quả trong giảng dạy môn Sử có thể sẽ góp phần gây ra một cuộc khủng hoảng bản sắc đáng lo ngại.
Hình minh họa. Nguồn ảnh:Telegraph |
Năm ngoái tổng cộng 159 trường trung học Anh không có học sinh nào đạt điều kiện dự thi môn Sử trong kỳ thi của chương trình GCSE. (Hết lớp 9, học sinh ở Anh, Wales và Bắc Ireland học chương trình GCSE (General Certificate of Secondary Education) gồm 10 môn do học sinh tự chọn, đó là hai năm cuối cùng của bậc phổ thông và thi lấy chứng chỉ tốt nghiệp trung học).
Tại các trường công,
số học sinh chọn thi môn này đã giảm xuống còn 29,9%; ở trường tư, tỷ lệ này
giảm xuống 47,7. Môn duy nhất có số học sinh dự thi tăng là
Ngữ văn, với 54,8%.
Các thống kê này cho thấy, những học sinh nghèo nhất lại cũng chính là người thờ
ơ nhất với Lịch Sử văn hóa của bản thân, cũng như của đất
nước nơi mình đang sinh sống. Đó một phần là vì Sử luôn bị cảm nhận là môn học khó.
Muốn duy
trì thành tích cao trong bảng xếp hạng, các trường thường định hướng cho học
sinh học các môn học “dễ nhằn” hơn, và cũng dễ bảo đảm điểm cao hơn. Bệnh thành
tích ở Anh có lẽ đang trở nên ngày một trầm kha.
Điều trớ trêu nữa là học sinh càng có hoàn cảnh khó khăn thì càng học kém môn
Sử. Lịch Sử, dù của gia tộc hay quốc gia, chính là câu chuyện kể về những bản
sắc và xây dựng lịch sử chính là công việc gốc rễ nhất và căn bản mất mà chúng
ta cần tiến hành.
Nếu bạn không cả biết mình đến từ đâu và tin vào điều gì và
cũng không được tiếp nhận các công cụ trí tuệ hay cảm xúc để thể hiện điều đó,
bạn chắc chắn sẽ chỉ trở thành một thực thể người
luôn dao động và bồng bột
nhất.
Đơn cử, trong những hỗn loạn gần đây ở Anh sẽ thấy khoảnh khắc đáng nhớ tại
Hackney, Luân Đôn chính khi một bà mẹ và ca sĩ nhạc jazz 45 tuổi, Pauline
Pearce, đối diện với những kẻ nổi loạn trẻ trước cảnh những chiếc xe đang bốc
cháy. Bà nhắc nhở: “Hãy thực tế đi các anh em da đen. Chúng ta sẽ không tụ hội
tất cả ở đây và đấu tranh chỉ để lấy cái công lý về phía mình, chúng ta đang
xuống chỗ cửa hàng Foot Locker và đánh cắp giày”.
Sự khác nhau giữa Pearce và những kẻ nổi loạn – ngoài những hoạt động
trực tiếp của họ - là bà có ý thức rõ ràng về lịch
sử mà bà luôn tự hào. Bà nói
về cuộc chiến của người da đen đòi công lý, những từ ngữ cho thấy rõ sự ý thức
của bà về phong trào quyền công dân Mỹ và việc dạy học về Martin Luther King.
Trong mắt bà, những kẻ nổi loạn ở Luân Đôn không chỉ đang hạ mình với tư cách là
cá nhân mà còn quay lưng vào lịch sử đáng trân trọng của nước mình.
Ngược lại, giới thanh niên đang điên cuồng quanh bà chẳng khác nào những con thiêu
thân.
Mở rộng ra, tại các cộng đồng người da đen nghèo ở cả Mỹ và Anh, ý nghĩa đầy đủ
của quyền công dân cũng thường bị coi nhẹ trước sự coi trọng của giới trẻ đối
với những băng nhóm, thuốc phiện, tình dục và đồng tiền, nhưng lại có quá ít
triết lý vượt trên những sự hưng phấn hiện tại. Kết quả tai hại của việc thờ ơ
với lịch sử có thể đáng báo động hơn nếu tầng lớp lao động ra trắng cũng có
những hành động tương tự.
Điều gây bất ngờ với một người phụ nữ lần đầu tiên
làm mẹ là bọn trẻ thường thèm khát
được nghe những câu chuyện về gia đình.
Lũ trẻ thích nhắc lại những câu chuyện
ấy, bắt mẹ kể lại và kể thêm nhiều chuyện nữa liên quan, tìm kiếm thông tin
cứ như thể chúng cũng cần thiết cho sự phát triển chẳng khác
gì thức ăn.
Bây giờ, hãy tưởng tượng lịch sử của chính bạn là điều gì đó chỉ có những nỗi
đau: một câu chuyện về sự thờ ơ của người lớn xung quanh bạn, về sự bạo lực, tội
ác và nghiện ngập. Thế thì sau đó bạn sẽ miêu tả hay xây dựng bản sắc gia đình
của mình sau này ra sao?
Chúng ta không thể trốn tránh lịch sử, và chúng ta càng không thể thờ ơ. Triết
gia Cicero từng hói, “nếu cứ thờ ơ với những gì xảy ra trước khi bạn ra
đời thì bạn vẫn mãi là một đứa trẻ mà thôi”.
Nếu môn Sử ở trường học có vẻ khó tiếp nhận, đó là vì chúng ta không dạy đúng cách – nhưng cũng đừng bỏ qua bài học lịch sử cho những ai cần lịch sử nhất.
- Đình Ngân (Theo Telegraph)
Thầy giáo 8X thích 'chơi' với môn sử
“Tôi muốn các em dùng sách là để thư giãn, “chơi” với môn học giống như giải
ô chữ trên báo chí, nhưng đây là ô chữ lịch sử theo kiến thức
trọng tâm của từng bài học”.
Dạy thầy cách làm cho trò yêu môn Sử
Trong lớp học dành riêng cho
người làm công tác giáo dục, người tham dự học cách đưa trò chơi, phim tư liệu,
bản đồ tư duy... vào bài giảng lịch sử, giúp học sinh chủ động tìm hiểu môn học
tưởng là khô khan này.
Nữ sinh giỏi sử ba lần đoạt thủ khoa
Bích Hường mồ côi bố khi còn nhỏ, không luyện lò,
học chủ yếu trong sách giáo khoa vẫn trở thành thủ khoa đại học, giải
nhất môn Lịch sử quốc gia và cũng là thủ khoa tốt nghiệp THPT tỉnh Thái
Nguyên.
‘Con đỗ chuyên sử, em xấu hổ với cơ quan…’
Năm nay, lớp chuyên sử của cô giáo Nguyễn Thị Loan có 100% học sinh đỗ đại học. Kết quả này đã
an ủi phần nào với cô và đồng nghiệp, bởi cô không dễ nguôi trước
chia sẻ thật tình của một phụ huynh ba năm trước.
GS Mỹ: Vì sao nên dạy sử thời toàn cầu hóa?
"Vì sao nên dạy sử quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa?" là bài viết của
Johann N. Neem, GS ĐH Tây Washington ngành sử học, đăng trên tạp chí giáo
dục The Chronicle Higher Education.
ĐH Cảnh sát: Gần 50% bài thi sử dưới điểm 2
Kết quả thi của ĐH Cảnh sát nhân dân, trong 3 môn thi khối C, mặt bằng điểm môn Lịch sử khá thấp, số thí sinh có điểm trên 5 chiếm ở mức khiêm tốn là 340. Có đến 4.381 bài thi môn sử mức điểm dưới
2.
Cần xem lại cách đào tạo giáo viên sử
Đừng hỏi tại sao chất lượng môn sử của học sinh ngày càng thấp mà hãy
hỏi khi chính những người dạy sử không “biết” và “hiểu” lịch sử nước
nhà.
Điểm sử thấp, tình yêu đất nước cũng lè tè?
Có nên thẳng thắn nhìn
nhận rằng: Điểm sử thấp, học sử kém, tình yêu với lịch sử nông cạn đồng
nghĩa với tình yêu đất nước cũng thấp lè tè như ngọn cỏ?
'Trả lương 3.000 USD, nhiều em sẽ theo sử'
Nhà sử học Dương Trung Quốc nói, nếu có doanh nghiệp cam kết thí sinh thi nhất môn sử, trả lương 3.000 USD mỗi tháng thì sẽ có nhiều em theo sử.
|