Những con chuột được bắt về, treo lủng lẳng với toàn thân còn dính máu sẽ là một trải nghiệm “can đảm” nếu phải thưởng thức chúng Tuy nhiên, đây là thứ thực phẩm có trong đêm giao thừa ở một thị trấn vùng biên giới sông Mê Kông này - nữ nhà báo Christine Dell'Amore của tạp chí National Geographic kể về trải nghiệm của mình khi tới Châu Đốc (An Giang).
Để quyết định có thử chúng hay không, Christine mất có hai giây. "Tôi biết rằng, những con chuột tại đây bắt nguồn từ những vùng nông thôn chứ không phải là loài chuột cống bẩn thỉu vẫn thường len lỏi dưới tàu điện ngầm và rõ ràng chúng có vẻ ngon miệng hơn".
“Những con chuột đồng được chúng tôi được cắt nhỏ và chiên và đặt vào một cái giỏ trông giống như phô mai que, thưởng thức nó thực sự rất ngon”, nữ nhà báo của tạp chí National Geographic nhận xét.
Chuột đồng, sau khi được làm sạch lông, được xếp hàng chờ thui bằng rơm trước khi mang ra chợ bán - Ảnh chụp màn hình |
Thịt chuột là nguồn cung cấp protein phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới châu Á, đặc biệt là các khu vực nông thôn Việt Nam ở cả phía Bắc và phía Nam. Tuy nhiên, mọi người cũng có thể tìm thấy đặc sản chuột trong thực đơn ở một số khu vực đô thị, bao gồm cả TP.HCM.
Trên thực tế, ở đồng bằng sông Cửu Long, thịt động vật gặm nhấm có giá cao hơn thịt gà, Grant Singleton, một nhà khoa học nghiên cứu quản lý loài gặm nhấm sinh thái tại Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế ở Philippines, cho biết. Có tới 89 loài gặm nhấm có thể ăn được, trải dài từ châu Á sang châu Phi, Mỹ Latin và cả Bắc Mỹ. Chỉ riêng đồng bằng sông Cửu Long đã cho 3.600 tấn chuột sống mỗi năm, giá trị khoảng 2 triệu đô la.
"Nếu thấy ngạc nhiên, có thể là do bạn đang tưởng tượng tới cảnh một những chú chuột đen thùi lùi nằm trên dĩa. Thực tế có hàng chục loài chuột, và người Việt Nam chủ yếu ăn hai loại: chuột đồng nặng khoảng 200gram và chuột cống nhum có thể lên tới nửa ký".
Tại Việt Nam, săn bắt chuột đem lại nguồn thu nhập phụ đáng kể cho nông dân, những người bẫy chuột sống trong lồng dây hoặc tre và bán chúng cho các nhà thu mua để chế biến nhỏ, sau đó thịt được bán tại chợ địa phương. Tất cả các mô cơ của động vật có vú đều chứa các protein cơ bản giống nhau, cho dù đó là bít tết từ bò thịt hay thịt chân chuột.
Ông Thy - một nông dân ở Quảng Ninh, có thêm một công việc ngoài thời vụ chính là bắt những loài gặm nhấm, bán hoặc mang về nhà cho bữa tối. Ở các vùng nông thôn của Việt Nam, chuột thường được rửa sạch bằng bia hoặc rượu trắng.
Thường thì chuột có kỹ thuật nấu khác nhau. Sau khi được làm sạch lông bằng nước nóng, chúng được hun khói rồi chiên hoặc nướng; hấp hoặc luộc. Chuột hấp được cho là có hương vị mạnh hơn và những con chuột to sẽ ngon hơn.
Người nước ngoài khi thử thịt chuột thường thấy có vị như thịt gà, nhưng nó là loại thịt sẫm màu và có vị ngon hơn thịt gà. "Tôi cảm nhận hương vị giống của thỏ hơn", Christine Dell'Amore viết.
Trong các chuyến du lịch của mình, Teh được cho biết chuột rất bổ dưỡng, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai; Singleton xác nhận thịt chuột có nhiều protein và ít chất béo.
Những con chuột bắt ở tỉnh Quảng Ninh bị nhốt vào lồng trước khi đem ra chợ bán hoặc bị đưa vào bếp chế biến |
Chuột bị quây bằng lưới trước khi bị tóm sống. Ảnh chụp màn hình |
Ông Thy, một nông dân đi săn chuột ở Quảng Ninh vào tháng 12/2018. Ảnh chụp màn hình |
Ông Thy khoe con chuột vừa bắt được sau khi mất cả ngày săn lùng. "Chuột hoang dã ở Việt Nam có rất ít ký sinh trùng" - báo Mỹ viết. Ảnh chụp màn hình |
Chuột được làm sạch lông bằng nước nóng. Ảnh chụp màn hình |
Những con chuột sau khi được làm sạch. Ảnh chụp màn hình |
Thịt chuột thường được bán ngoài chợ. Chúng là mồi nhậu khi uống bia hay rượu. Ảnh chụp màn hình |
Chuột đã thui, chuẩn bị mang ra chợ bán. Ảnh chụp màn hình |
Thịt chuột trong bữa ăn tối của người dân. Rất nhiều con chuột đã bị bắt và tiêu thụ như thế này. Ảnh chụp màn hình |
Khổng Hồng