Hôm qua, ngoại trưởng bốn bên là Mỹ, Nga, Ukraina và Liên minh châu Âu đã đạt được một thỏa thuận quan trọng nhằm giải tỏa căng thẳng ở Ukraina hiện nay.
TIN BÀI LIÊN QUAN
CSM cho rằng nếu những bước chạy đà xuất hiện thì thỏa thuận có thể cho thấy một sự thay đổi đáng kể trong cuộc khủng hoảng Ukraina – trong bối cảnh thông tin của Mỹ cho rằng binh sĩ Nga đóng quân ở biên giới Ukraina, còn miền đông nước này đang có các đợt trấn áp mạnh.
Binh sĩ Ukraina ở miền đông trấn áp người biểu tình |
Các quốc gia liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraina hôm qua đã có lời hứa giãn bớt căng thẳng vào ngày hôm qua, mở ra hướng đi khả thi theo hướng giải quyết tương lai của Ukraina mà không có sự can thiệp quân sự của Nga.
Ngoại trưởng Mỹ, Nga, Ukraina và Liên minh châu Âu đã đưa ra tuyên bố chung sau nhiều giờ đàm phán tại Geneva, thống nhất về việc chấm dứt bạo lực, giải tán ‘các nhóm vũ trang bất hợp pháp’ và Ukraina tiến hành các cải cách về hiến pháp.
Ngoại trưởng Kerry coi thỏa thuận này là bước khởi đầu để xuống thang tình hình, nhưng nói thêm rằng ở đây phép thử sẽ là liệu ‘các lời nói trên giấy tờ’ có phù hợp với hành động trên thực tế hay không.
Nếu như những bước chạy đà xuất hiện thì thỏa thuận này sẽ là một sự thay đổi đáng kể trong cuộc khủng hoảng Ukraina.
Thỏa thuận này cũng xuất hiện vào thời điểm sống còn với chương trình nghị sự chính trị của Ukraina với việc bạo lực leo thang có thể đe dọa các cuộc bầu cử vào tháng Năm.
Tuyên bố chung mà bốn bên đưa ra bao gồm các bước mà các bộ trưởng gọi là ‘các biện pháp nhằm làm giảm căng thẳng’. Cụ thể gồm có:
- Chấm dứt bạo lực: “Tất cả các bên phải tránh bất kỳ hành động bạo lực, hăm dọa hay gây hấn. Các bên lên án mạnh mẽ và bác bỏ mọi sự thể hiện chủ nghĩa cực đoan, phân biệt chủng tộc và sự không khoan dung về tôn giáo, bao gồm cả việc chống chủ nghĩa Xê-mít”.
- Giải tán tất cả các nhóm vũ trang bất hợp pháp. Thỏa huận này ân xá cho mọi người biểu tình (trừ những trường hợp bị kết án tử hình) nếu như họ ngừng chiếm đóng các tòa nhà hoặc không gian công cộng ở Ukraina.
- Dưới sự giám sát của OSCE. Các bên thống nhất rằng Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu sẽ theo dõi các biện pháp giảm căng thẳng. Thành viên của phái đoàn OSCE sẽ tới ‘bất kỳ nơi nào họ thấy cấp thiết nhất, bắt đầu trong những ngày tới đây’.
- Cải cách hiến pháp. Ukraina đã hứa hẹn tiến trình cải cách hiến pháp trong đó ‘sẽ bao gồm việc thành lập ngay lập tức một ban đối thoại quốc gia tiếp cận tới mọi vùng miền của Ukraina và các thể chế chính trị’ – một khía cạnh mà Moscow lo ngại về quyền lợi của các nhóm cộng đồng nói tiếng Nga rất đông đúc ở Ukraina.
Ngoại trưởng Mỹ nói rằng việc người Do Thái ở một thành phố bị yêu cầu tự xác minh danh tính là điều rất ‘lố bịch’ và ‘không thể chấp nhận được’ vì điều này là mối đe dọa đến sự an toàn của họ và gợi lại quá khứ kinh hoàng tại châu Âu trước kia.
Sáng thứ Năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng “Tôi thật sự hy vọng là sẽ không phải” sử dụng thứ mà ông gọi là ‘quyền’ sử dụng lực lượng vũ trang ở Ukraina. Trong buổi đối thoại với người dân Nga, ông Putin buộc tội các lãnh đạo Ukraina vì đã sử dụng quân đội để trấn áp bạo động ở miền đông.
Chính quyền Ukraina cho biết ba người biểu tình thân Nga đã thiệt mạng khi tấn công một nhân viên canh gác tại căn cứ của Ukraina vào đêm qua.
Bạo lực ở miền đông và những lời bình luận của ông Putin đã cho thấy thách thức phía trước để đưa thỏa thuận về mặt nguyên tắc có hiệu lực trong thực tế để giải tỏa căng thẳng tại Ukraina.
Rất nhiều chuyên gia về Nga và Đông Âu nói rằng ông Putin gần đây có vẻ như đã quyết đặt Ukraina dưới tầm ảnh hưởng của mình, do đó, câu hỏi then chốt là liệu ông có thực hiện trách nhiệm của mình như trong thỏa thuận hay không.
Ông Kerry nói thêm rằng chính quyền Ukraina có tầm nhìn về việc tản quyền, trong đó bao gồm ‘các cuộc bầu cử quan chức địa phương’, quản lý các ngân sách và trường học, và các yếu tố khác của quyền tự trị.
“Nếu họ cam kết như vậy, và quá trình lập hiến sẽ được mở ra trong một nỗ lực đưa mọi nhân tố chính trị ở Ukraina xích lại gần nhau” – ông Kerry nói.
Vấn đề then chốt ở đây là các bên ở Ukraina cùng tham gia vào tiến trình này. Các lãnh đạo của Ukraina muốn đất nước của mình thống nhất chứ không phải bị chia rẽ theo hướng một chính quyền phân quyền nhiều hơn.
Khánh Hòa