- Trò chuyện với VietNamNet, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an nhận định: Thông điệp trong phát biểu của Thủ tướng phản ánh đúng sự lo lắng và mong muốn của cộng đồng quốc tế.  Mỗi quốc gia chỉ phát triển trong điều kiện cộng đồng quốc tế ổn định, hòa bình, hợp tác, phát triển.

Chuyến làm việc 10 giờ với 15 hoạt động của Thủ tướng

Thủ tướng: Không chỉ trách nhiệm với quốc gia mình mà cần trách nhiệm với toàn cầu

Việt Nam sẽ đóng góp tích cực vào công việc chung của LHQ

Phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 73 tuần qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, thế giới này chỉ có thể bền vững nếu mọi quốc gia, mọi cá nhân ý thức được hai trách nhiệm đồng thời: Trách nhiệm với quốc gia mình và trách nhiệm với toàn cầu. Ông nhận định thế nào về thông điệp này?

Tôi cho rằng, phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về trách nhiệm kép toát lên 3 ý. 

Thứ nhất, chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hoá, và các quốc gia nương tựa vào nhau.

{keywords}
Thiếu tướng Lê Văn Cương

Thứ 2, thế giới hiện nay phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ chủ nghĩa khủng bố đến chủ nghĩa dân tuý, chủ nghĩa dân tộc cực đoan... và các cuộc xung đột khắp thế giới.

Thứ 3 là thế giới đang luận bàn về hai quan điểm: Hợp tác song phương và đa phương. Trong bối cảnh hiện tại, muốn giải quyết những vấn đề trọng đại đang xảy ra với loài người hiện nay thì dứt khoát phải hợp tác đa phương.

Chỉ có con đường hợp tác đa phương dưới ngọn cờ LHQ, các quốc gia mới có khả năng phát triển ổn định và hoà bình. Mỗi quốc gia chỉ phát triển trong điều kiện cộng đồng quốc tế ổn định, hoà bình, hợp tác, phát triển.

Thông điệp của Thủ tướng phản ánh đúng tâm trạng của xã hội loài người hiện nay khi loài người chưa bao giờ bị chia rẽ, phải đối mặt với nhiều thách thức như vậy.

Điều 1 của Hiến chương LHQ cho biết, mục đích tôn chỉ của LHQ là 1 tổ chức đa phương, tập hợp các nước, các lực lượng thế giới này để hợp tác, duy trì hoà bình an ninh và ổn định, cùng nhau phát triển.

Quan điểm của Thủ tướng nhấn mạnh, mỗi quốc gia phải có trách nhiệm với dân tộc mình, đất nước mình, đồng thời phải làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá tất cả quốc gia nương tựa cùng nhau để phát triển.

Tôi cho rằng đây là thông điệp rất ý nghĩa, phản ánh đúng tâm trạng, sự lo lắng và mong muốn của cộng đồng quốc tế.

Ổn định xã hội

Theo ông, mỗi quốc gia cần thực hiện trách nhiệm này như thế nào?

Để thực hiện trách nhiệm kép này, yêu cầu đầu tiên là những người lãnh đạo quốc gia cần làm tròn trách nhiệm với dân tộc và đất nước mình.

Quan trọng nhất phải tạo ra sự ổn định xã hội trong nội bộ đất nước bằng cách phát triển kinh tế, nhanh chóng nâng cao đời sống của người dân, làm cho người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Trách nhiệm thứ 2 là các nước phải góp phần vào giữ gìn hoà bình, ổn định trên toàn thế giới. Muốn như vậy, các quốc gia phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ quốc tế của mình đã được quy định trong Hiến chương LHQ và trong hệ thống luật pháp quốc tế ở mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh...

Điều này yêu cầu tất cả quốc gia tham gia quá trình toàn cầu hoá cần giải quyết mọi xung đột tranh chấp thông qua biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đấy là những việc mà quốc gia có thể và cần phải làm để thực hiện trách nhiệm kép đối với dân tộc mình, nhân dân mình và với cộng đồng quốc tế.

Tư duy cường quyền đề cao sức mạnh, sự gia tăng các biện pháp đơn phương tiếp tục là mối đe dọa đối với hòa bình, ổn định quốc tế. Làm thế nào để ứng phó với thách thức này?

Hầu hết các xung đột, các điểm nóng thế giới hiện nay là hậu quả từ sự cường quyền của một số nước lớn.

Chính một số nước lớn đã không nghiêm chỉnh thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ của mình với cộng đồng quốc tế; vi phạm Hiến chương LHQ, đặt lợi ích quốc gia mình trên hết và xâm phạm lợi ích của nước khác.

Vì thế cộng đồng quốc tế yêu cầu 193 thành viên LHQ, trước hết là các nước lớn phải có trách nhiệm gương mẫu trong việc thực hiện Hiến chương LHQ.

Các cường quốc phải đi đầu trong việc thúc đẩy xu thế hoà bình, ổn định hợp tác trên toàn cầu, gương mẫu trong việc giải quyết bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, hành xử trách nhiệm, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển.

Đó là yêu cầu của 7,5 tỷ người trên hành tinh này mà không một quốc gia nào, kể cả siêu cường, có thể phớt lờ. Đây là nguyện vọng chính đáng, đúng đắn.

Chỉ có như vậy, thế giới mới có điều kiện hoà bình, ổn định. Nếu các cường quốc không làm gương, không đi đầu trong thực hiện Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế thì xung đột sẽ tiếp tục diễn ra ở khắp nơi.

Cộng đồng quốc tế cần cảnh giác, đoàn kết với nhau tạo thành sức mạnh để đẩy lùi sự cường quyền, áp đặt. Tôi tin rằng sớm muộn lực lượng tiến bộ xã hội cũng đủ sức áp đảo và từng bước đẩy lùi xu thế tiêu cực này. 

Trách nhiệm kép: Tâm huyết của Việt Nam với tương lai thế giới

Trách nhiệm kép: Tâm huyết của Việt Nam với tương lai thế giới

Phát biểu của Thủ tướng là tâm huyết, tinh thần trách nhiệm của Việt Nam đối với tương lai phát triển của một thế giới hòa bình, thịnh vượng.

Tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế

Tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế

Thông điệp của Thủ tướng là muốn nhắc nhở các quốc gia cần coi trọng cả lợi ích quốc gia và quốc tế, tôn trọng trách nhiệm quốc tế.

Việt Nam coi trọng các cơ chế đa phương với LHQ đóng vai trò trung tâm

Việt Nam coi trọng các cơ chế đa phương với LHQ đóng vai trò trung tâm

Chính sách nhất quán của Việt Nam coi trọng các cơ chế đa phương với LHQ đóng vai trò trung tâm trong quan hệ quốc tế.

Chùm ảnh: Hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại LHQ

Chùm ảnh: Hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại LHQ

Thủ tướng có bài phát biểu quan trọng tại phiên thảo luận cấp cao tại Đại hội đồng LHQ khóa 73, dự tọa đàm với các DN Hoa Kỳ...

Thái An - Hồng Nhì