Định giá bằng phương pháp chiết trừ là gì?
Định giá đất theo phương pháp chiết trừ là việc định giá đất đối với thửa đất có tài sản gắn liền với đất bằng cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị bất động sản (bao gồm giá trị đất và giá trị tài sản gắn liền với đất).
Điều kiện áp dụng phương pháp chiết trừ trong định giá đất
Phương pháp chiết trừ được áp dụng để định giá đối với thửa đất có tài sản gắn liền với đất trong trường hợp có đủ số liệu về giá các bất động sản, gồm: Đất và tài sản gắn liền với đất tương tự với thửa đất cần định giá đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
Phương pháp chiết trừ được áp dụng để định giá đất có tài sản gắn liền với đất trong trường hợp có đủ số liệu về giá các bất động sản. Ảnh: Phan Anh |
Trình tự, nội dung xác định giá đất theo phương pháp chiết trừ
Điều 4 Thông tư 36/2014/TT-BTNMT quy định trình tự, nội dung định giá đất theo phương pháp chiết trừ như sau:
- Khảo sát, thu thập thông tin như: Mục đích sử dụng đất, vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, diện tích, kích thước, hình thể và tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất...
- Xác định giá trị hiện tại của tài sản gắn liền với đất của các bất động sản so sánh.
- Ước tính giá đấtcủa bất động sản so sánh.
- Xác định giá đất của bất động sản cần định giá.
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chiết trừ
Ưu điểm phương pháp chiết trừ thường được áp dụng để xác định giá trị quyền sử dụng đất của thửa đất trống, trong trường hợp không có đủ thông tin giao dịch trên thị trường.
Nhược điểm định giá đất theo phương pháp chiết trừ: Đôi khi, chi phí không bằng với giá trị tài sản; người thẩm định phải có kinh nghiệm, kiến thức về xây dựng, giá thành...
Theo Lao động
Cách tính tiền bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi mới nhất
Người dân cần nắm rõ cách tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất sẽ tự tính được số tiền bồi thường nhận được/m2.