XEM VIDEO:

 

Từ ngày 25/7, sau ca bệnh 416 tại Đà Nẵng, Việt Nam bước vào trận chiến mới chống dịch Covid-19 với diễn biến phức tạp hơn, cam go hơn.

Đây cũng là lần đầu tiên Bộ Y tế huy động lực lượng hơn 300 người gồm các chuyên gia hàng đầu nhiều lĩnh vực như điều trị, xét nghiệm, truy tìm dịch tễ… tăng cường vào Đà Nẵng chống dịch.

Ngày 30/7, Bộ Y tế thành lập "Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 tại Đà Nẵng" đặt dưới sự chỉ huy của PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế.

Bộ phận thường trực đặc biệt tại Đà Nẵng được quyền đưa ra các biện pháp phòng chống dịch tại tất cả các tỉnh miền Trung. Cũng từ đó đến nay, Thứ trưởng Sơn đã có 3 tuần liên tiếp đi lại như con thoi giữa các tỉnh, từ Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, ngược ra Quảng Trị.

Khi PGS Sơn nhận nhiệm vụ vào Đà Nẵng để chỉ huy chống dịch, ông từng nói Thủ tướng "khi nào hết dịch mới về".

Ngày 21/8, khi tình hình dịch tại Đà Nẵng đã bước đầu được kiểm soát, ông cùng đoàn công tác của Bộ Y tế mới rút về Hà Nội.

Trong suốt 3 tuần ở tâm dịch, Thứ trưởng Sơn chia sẻ, ông rất vui vì tất cả các quyết định về điều chuyển sinh phẩm, máy móc, trang thiết bị đến nhân lực từ các bệnh viện, cơ sở nghiên cứu đều được đáp ứng nhanh chóng, nhờ đó công tác dập dịch, cứu chữa cho các bệnh nhân nhanh chóng đạt được những kết quả khả quan như thời gian qua…

{keywords}

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn thăm hỏi bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh: Tuấn Dũng

 

“Tôi đặc biệt cảm kích khi rất nhiều y, bác sĩ nhận được quyết định tăng cường vào Đà Nẵng còn chưa kịp chuẩn bị đồ đạc nhưng tất cả đều hướng về mặt trận Đà Nẵng với tinh thần rất cao”, Thứ trưởng Sơn chia sẻ.

Dù vậy, trong giai đoạn dịch mới, Việt Nam đã có tới 25 bệnh nhân mắc Covid-19 tử vong, trong khi suốt 6 tháng trước đó chưa từng ghi nhận trường hợp nào.

“Chúng tôi rất đau buồn khi có bệnh nhân Covid-19 tử vong. Mỗi khi nhận thông tin ca tử vong, lòng tôi như xát muối. Chúng tôi không muốn điều đó và đã nỗ lực hết sức nhưng nó vẫn xảy ra”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn xúc động chia sẻ.

Theo Thứ trưởng, với những người bệnh có bệnh lý nền mãn tính, đặc biệt với bệnh nhân suy thận mạn có biến chứng tiểu đường, suy tim… khi Covid-19 xâm nhập chỉ như giọt nước tràn ly. Các chuyên gia đầu ngành của Bộ Y tế hội chẩn liên tục nhưng bệnh nhân vẫn tử vong.

Với những bệnh nhân nặng còn lại đang điều trị Huế, Đà Nẵng, Thứ trưởng cho biết, ngành y tế sẽ tập trung mọi nguồn lực, cố gắng làm sao thực hiện những biện pháp tốt nhất để cứu những bệnh nhân đó và nhiều bệnh nhân khác.

“Hiện tại dịch ở Đà Nẵng đã bắt đầu được kiểm soát, dù không thể ngày một, ngày hai và chắc chắn còn nhiều diễn biến phức tạp, gay go nhưng với sự lãnh đạo quyết liệt, quyết tâm của nhiều lực lượng, chắc chắn chúng ta sẽ khống chế dịch ở Đà Nẵng thành công”, Thứ trưởng Sơn tin tưởng.

Thúy Hạnh

Quyền Bộ trưởng Y tế: Đã có 150 ổ dịch, rà soát kịch bản ứng phó

Quyền Bộ trưởng Y tế: Đã có 150 ổ dịch, rà soát kịch bản ứng phó

Quyền Bộ trưởng Y tế yêu cầu tất cả các địa phương phải luôn sẵn sàng có dịch, rà lại tất cả các kịch bản ứng phó.  

 

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.