Tham dự đối thoại có nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đó là Ủy viên Bộ Chính trị: Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa...

Ngoài ra còn có nhiều ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương, TP.HCM và khoảng 50 doanh nghiệp, trí thức tiêu biểu.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Hội nghị nhằm lắng nghe tiếng nói từ giới tinh hoa, từ các trí thức, các doanh nghiệp.

{keywords}
Thủ tướng phát biểu khai mạc buổi đối thoại

“Bác Hồ từng nói về hai mong muốn lớn nhất, đó là thống nhất đất nước và đưa Việt Nam vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu...Năm 2045 cũng là thời điểm kỷ niệm 70 năm ngày thống nhất đất nước và chúng ta cũng có niềm tin vững chắc rằng mong ước của Bác về một Việt Nam vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu sẽ trở thành hiện thực. Mục tiêu to lớn, xuyên suốt của chúng ta là xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, Thủ tướng nói.

Theo Thủ tướng, muốn dân giàu, nước mạnh chúng ta phải chú trọng phát triển quốc kế, dân sinh; muốn vẻ vang, sánh vai với các cường quốc chúng ta phải có những doanh nghiệp lớn mạnh, những thương hiệu có sức cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu.

Người đứng đầu Chính phủ cho biết, sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Chính phủ có ý tưởng tổ chức đối thoại Việt Nam 2045, nhằm mục tiêu lắng nghe ý kiến từ giới tinh hoa, nhất là trí thức, doanh nhân, chuyên gia... Cùng nhau trao đổi các chiến lược, chính sách để đạt được khát vọng và mục tiêu đề ra.

Thủ tướng khẳng định, sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả trong phát triển. Đặc biệt trong những nhiệm kỳ gần đây, Việt Nam đạt nhiều thành công trên nhiều lĩnh vực.

{keywords}
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết 'đối thoại 2045' sẽ được tổ chức thường niên

Trong đó, quy mô nền kinh tế có bước tiến nhanh từ quy mô đứng thứ 55 lên 40 như hiện nay, đời sống nhân dân cải thiện, tuổi thọ của người dân tăng lên sánh vai được với các nước tiên tiến, số học sinh đạt các giải quốc tế đứng hàng đầu khu vực. Niềm tin nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng ngày càng củng cố.

Mặt khác, theo Thủ tướng, thành quả còn thể hiện ở việc những tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đặc biệt các tập đoàn tư nhân, kinh tế hợp tác xã đã có những bước phát triển vượt bậc.

"Giờ đây có thể nói những tập đoàn, tổng công ty của chúng ta đã đóng vai trò quan trọng trong nước và có vị trí rất quan trọng đối với khu vực và thế giới", lời Thủ tướng.

{keywords}
Thủ tướng bắt tay thân mật các doanh nhân trước khi vào buổi đối thoại. Ảnh: Quỳnh Như

Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cũng nêu ra những thách thức tại buổi đối thoại để các doanh nhân, chuyên gia…đóng góp ý kiến.

Đó là, cần thấy rõ thu nhập bình quân của Việt Nam thuộc nhóm trung bình thấp, các yếu tố nền tảng để phát triển chưa vững chắc.

Tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa chậm, năng lực cạnh tranh ở mức trung bình thế giới.

Quản trị còn nhiều vấn đề bất cập, nhất là một số thách thức ngày càng lớn như thiên tai, dịch bệnh ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên…

“Hôm nay đối thoại, tôi tin vào doanh nhân, trí thức, chuyên gia trong và ngoài nước…hiến kế hành động về sự phát triển của đất nước, với tinh thần hướng tới một Việt Nam hùng cường vào năm 2045, như tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII".

Đối thoại 2045 sẽ được tổ chức thường niên

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khởi xướng đối thoại 2045 sẽ được tổ chức thường niên, định kỳ hàng năm với hình thức trực tuyến và trực tiếp. Các chủ đề đối thoại bao gồm: văn hóa, xã hội, môi trường, kinh tế, an ninh quốc phòng... 

“Cuộc đối thoại năm nay còn thiếu vắng nhiều trí thức lớn, nhiều doanh nghiệp, chúng tôi sẽ cố gắng tổ chức các cuộc đối thoại 2045 hằng năm với sự chủ trì của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để lắng nghe các tầng lớp tinh hoa phát biểu.

Hôm nay chỉ là mở đầu, còn tiếp theo sẽ có nhiều cuộc đối thoại khác. Tôi tin rằng những doanh nhân Việt Nam, trí thức Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp vào tinh thần hướng tới một Việt Nam 2045" - lời Thủ tướng.  

Thủ tướng: Không có tư tưởng cầm chừng, ỷ lại, chờ đợi lúc giao thời

Thủ tướng: Không có tư tưởng cầm chừng, ỷ lại, chờ đợi lúc giao thời

Trong giai đoạn sắp chuyển giao nhiệm kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các thành viên Chính phủ phải làm hết mình, làm đến phút cuối cùng vì trách nhiệm trước Đảng, trước dân.

Hồ Văn