Thủ tướng Ukraina Arseniy Yatsenyuk và Nội các nước này quyết định từ chức song sẽ tạm nắm quyền cho đến khi bầu cử được tổ chức vào tháng 10.

TIN BÀI LIÊN QUAN:


Chính phủ Ukraina hiện đang chật vật chống li khai ở miền đông nước này. CNN dẫn thống kê chính thức từ Kiev cho biết hơn 400 người thiệt mạng vì chiến sự.

{keywords}
Ông Arseniy Yatsenyuk\. (Ảnh: Reuters)

"Lúc này, chính phủ của tôi không có câu trả lời" cho một số câu hỏi, trong đó có những vấn đề về cách thức duy trì việc trả lương cho nhân viên, chi tiêu quân sự và gia đình các nạn nhân chuyến bay", CNN dẫn lời ông Yatsenyuk trình bày trước Quốc hội Ukraina.

Yatsenyuk quyết định từ chức trong bối cảnh dư luận vẫn nóng xung quanh vụ máy bay Malaysia bị bắn hạ ở miền đông Ukraina ngày 17/7. Đến nay, thêm nhiều thi thể nữa của MH17 đã được đưa sang Hà Lan. 

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte thông báo sẽ điều 40 cảnh sát quân sự phi vũ trang tới hiện trường để tìm kiếm thi thể số nạn nhân còn lại. Nhà lãnh đạo này giải thích ông làm như vậy không phải vì lý do an ninh tại hiện trường nằm trên địa bàn do quân li khai kiểm soát mà là "thêm tay thêm mắt tìm kiếm những thi thể còn lại và đồ đạc cá nhân" của những người xấu số.

Phần lớn danh sách hành khách đi trên chuyến bay định mệnh mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines là người Hà Lan.

Thủ tướng Australia Tony Abbott cũng đã đề xuất cử một lực lượng đa quốc gia tới bảo vệ hiện trường, đến từ các nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi thảm họa, trong đó có Australia, Hà Lan và Malaysia.

Trong một diễn biến khác, BBC đưa tin, Mỹ khẳng định nước này có bằng chứng Nga đã nã pháo qua biên kia biên giới, nhằm vào các vị trí quân sự của Ukraina. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Nga còn có ý định "chuyển thêm các hệ thống phóng tên lửa uy lực" cho quân li khai Ukraina.

Moscow luôn phủ nhận những cáo buộc như vậy.  

Thanh Hảo