- Người phát ngôn Bộ Nội vụ thừa nhận một số bộ, vụ đang có số cấp phó nhiều hơn quy định, coi như một bước quá độ sau khi sáp nhập.
Gặp gỡ báo chí thường kỳ ngày 26/12, người phát ngôn Bộ Nội vụ Nguyễn Xuân Bình cho biết tại kỳ họp thứ 3 QH vừa rồi, Bộ Nội vụ nhận được nhiều chất vấn của ĐBQH và cử tri xoay quanh vấn đề cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt là việc biên chế vẫn tăng sau nhiều năm thực hiện CCHC.
Theo ông Bình, tăng biên chế thời gian qua là để đáp ứng nhu cầu tăng cường quản lý ở một số lĩnh vực mới như môi trường, biển đảo, dân tộc, tôn giáo, dân số… hoặc có sự thành lập mới, chia tách, nâng cấp các đơn vị hành chính.
Việc ở một số cơ quan cấp bộ và vụ, số cấp phó đang nhiều hơn so với quy định, theo ông Bình, cũng do sự sắp xếp lớn về tổ chức bộ máy nhà nước ở cả trung ương và địa phương những năm qua.
“Sau khi sáp nhập, giảm đầu mối các bộ ngành, bước đầu các cơ quan có trách nhiệm cho phép giữ lại chức vụ của một số cấp phó, coi như một bước quá độ”, ông Bình cho biết. “Việc thành lập các bộ đa ngành, đa lĩnh vực, với nhiều lĩnh vực công tác lớn, cũng cần có sự quan tâm, quán xuyến của một thứ trưởng”.
Vụ Tổ chức biên chế của Bộ Nội vụ cho biết theo dự kiến tăng biên chế công chức năm 2012 trình Chính phủ, cả nước chỉ tăng 1.449 người, trong đó tất cả bộ ngành trung ương chỉ tăng 39 người.
“Kể cả khi con số này được Thủ tướng thông qua, sau đó vẫn phải có đề án xác định vị trí việc làm thuyết phục và được chấp nhận thì mới được tăng”, đại diện vụ này cho biết và khẳng định biên chế được quản lý rất chặt.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cũng khẳng định công chức được quản lý theo nguyên tắc kết hợp tiêu chuẩn chức danh với xác định vị trí việc làm, do đó biên chế cũng được xác định trên cơ sở đảm bảo đúng và đủ - đúng theo vị trí việc làm và chuyên môn nghiệp vụ, đủ về số lượng và cơ cấu.
“Nếu trong quá trình triển khai, các bộ, ngành, địa phương chưa xác định được các vị trí việc làm cũng như cơ cấu đội ngũ công chức thì giữ nguyên biên chế, không tăng, song song với việc tinh giản biên chế”, ông Tuấn nói. “Các cơ quan có thêm tổ chức mới thì căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, đối tượng quản lý, đối tượng phục vụ để xác định các chức danh và vị trí việc làm để tạm giao biên chế”.
Thứ trưởng cũng cho biết đến nay mới có hai đơn vị tiên phong trong việc xác định vị trí việc làm để xác định biên chế là Bộ Nội vụ và Bảo hiểm XH Việt Nam, sắp tới sẽ mở rộng ra các cơ quan khác.
Ông Trần Anh Tuấn nhận định việc tới đây QH thông qua ngân sách chi trả lương cho bộ máy quản lý nhà nước sẽ liên hệ chặt chẽ với việc xác định biên chế: “Quản lý không tốt về biên chế sẽ là một nhân tố hạn chế việc cải thiện tiền lương cho công chức”.
Chung Hoàng
Kết quả khảo sát lần trước:
Gặp gỡ báo chí thường kỳ ngày 26/12, người phát ngôn Bộ Nội vụ Nguyễn Xuân Bình cho biết tại kỳ họp thứ 3 QH vừa rồi, Bộ Nội vụ nhận được nhiều chất vấn của ĐBQH và cử tri xoay quanh vấn đề cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt là việc biên chế vẫn tăng sau nhiều năm thực hiện CCHC.
Theo ông Bình, tăng biên chế thời gian qua là để đáp ứng nhu cầu tăng cường quản lý ở một số lĩnh vực mới như môi trường, biển đảo, dân tộc, tôn giáo, dân số… hoặc có sự thành lập mới, chia tách, nâng cấp các đơn vị hành chính.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn: Quản biên chế không tốt, khó cải thiện lương. Ảnh: Chung Hoàng |
“Sau khi sáp nhập, giảm đầu mối các bộ ngành, bước đầu các cơ quan có trách nhiệm cho phép giữ lại chức vụ của một số cấp phó, coi như một bước quá độ”, ông Bình cho biết. “Việc thành lập các bộ đa ngành, đa lĩnh vực, với nhiều lĩnh vực công tác lớn, cũng cần có sự quan tâm, quán xuyến của một thứ trưởng”.
Vụ Tổ chức biên chế của Bộ Nội vụ cho biết theo dự kiến tăng biên chế công chức năm 2012 trình Chính phủ, cả nước chỉ tăng 1.449 người, trong đó tất cả bộ ngành trung ương chỉ tăng 39 người.
“Kể cả khi con số này được Thủ tướng thông qua, sau đó vẫn phải có đề án xác định vị trí việc làm thuyết phục và được chấp nhận thì mới được tăng”, đại diện vụ này cho biết và khẳng định biên chế được quản lý rất chặt.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cũng khẳng định công chức được quản lý theo nguyên tắc kết hợp tiêu chuẩn chức danh với xác định vị trí việc làm, do đó biên chế cũng được xác định trên cơ sở đảm bảo đúng và đủ - đúng theo vị trí việc làm và chuyên môn nghiệp vụ, đủ về số lượng và cơ cấu.
“Nếu trong quá trình triển khai, các bộ, ngành, địa phương chưa xác định được các vị trí việc làm cũng như cơ cấu đội ngũ công chức thì giữ nguyên biên chế, không tăng, song song với việc tinh giản biên chế”, ông Tuấn nói. “Các cơ quan có thêm tổ chức mới thì căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, đối tượng quản lý, đối tượng phục vụ để xác định các chức danh và vị trí việc làm để tạm giao biên chế”.
Thứ trưởng cũng cho biết đến nay mới có hai đơn vị tiên phong trong việc xác định vị trí việc làm để xác định biên chế là Bộ Nội vụ và Bảo hiểm XH Việt Nam, sắp tới sẽ mở rộng ra các cơ quan khác.
Ông Trần Anh Tuấn nhận định việc tới đây QH thông qua ngân sách chi trả lương cho bộ máy quản lý nhà nước sẽ liên hệ chặt chẽ với việc xác định biên chế: “Quản lý không tốt về biên chế sẽ là một nhân tố hạn chế việc cải thiện tiền lương cho công chức”.
Chung Hoàng
Kết quả khảo sát lần trước: