Thời gian gần đây, ông Nguyễn Hồng Công, người đã gần 30 năm miệt mài tìm kho báu của Vua Hàm Nghi lại khẳng định đã tìm thấy vị trí chính xác của kho báu.
TIN BÀI KHÁC
Kiều nữ Hà thành bị tay săn ảnh hại đời
Gặp người 'sờ vú nàng' trúng 2,3 tỷ đồng
Hà Tăng và Hà Hồ trùng hợp đến bất ngờ
Ông Nguyễn Hồng Công, người đã gần 30 năm miệt mài tìm kho báu bằng niềm tin của chính mình (Ảnh: Thanh Niên) |
Trước đó, ông Nguyễn Hồng Công, người đã gần 30 năm miệt mài tìm kho báu của Vua Hàm Nghi đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng tỉnh khẳng định đã phát hiện kho báu của vua Hàm Nghi tại xã Hóa Sơn, huyện vùng cao Minh Hóa.
Văn bản của ông Công có đoạn: “Qua 14 năm trời ròng rã, suy ngẫm, nghiên cứu, đào bới, tìm kiếm, nay tôi đã tự giải mã và tìm ra được nơi cất giấu của cải của vua Hàm Nghi”.
Ông cũng nhấn mạnh: “Để trả lời được bí ẩn công trình này, tôi đã phải trả giá gần 30 năm và tiêu tốn gần 2 tỷ đồng. Vậy để đảm bảo được công sức và tiền của đầu tư gần 30 năm qua, tôi đề nghị tỉnh cho phép tôi được hưởng 20% tổng trị giá của kho báu, thay vì 10% mà ông Trần Sự (Chủ tịch UBND tỉnh trước đây) ký năm 1989”. Ông Công cũng “đề nghị tỉnh cho người giám sát và bảo vệ tôi trong 15 ngày. Nếu có gì sai trái tôi hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật hiện hành” - SGTT dẫn lời.
Vua Hàm Nghi là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Liên quan tới tin đồn thổi về kho báu của vua Hàm Nghi, đã có rất nhiều người hoang tưởng, tự cho là đã nắm bắt được một vài bí mật xung quanh kho báu đồ sộ này. Tương truyền, khi vua Hàm Nghi về Ninh Hóa, để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ, nhà vua đã cho chôn một kho báu tại vùng đất này.
Vào năm 1982, ông Nguyễn Hồng Công đã bỏ ra mất 5 năm trời ròng rã tìm kiếm kho báu của vua Hàm Nghi nhưng cuối cùng ông Công chỉ thu được ... quy luật xây dựng, cất giữ kho báu. Đến năm 1987, được sự đồng ý của UBND tỉnh Bình Trị Thiên (lúc bấy giờ), ông Công lại tiếp tục đào bới truy tìm kho báu mà ông luôn tin rằng nó đang tồn tại đâu đó ở Hóa Sơn. Nhưng vẫn chỉ là hao công tốn của mà kết quả cũng không như mong đợi.
Năm 1997, ông Công gửi lên các cơ quan chức năng tờ trình về việc phát hiện kho báu tại xã Hóa Sơn, chủ yếu đề nghị mức độ “ăn chia”. Ông Công viết: “Trong 14 năm tìm kiếm, chi phí tốn 242 triệu đồng (chủ yếu là thời điểm trước năm 1990), số tiền này do tôi vay mượn nên phải trả gấp 20 lần (khoảng 5 tỉ đồng).
Bản thân xin được hưởng 10% số tài sản thu được như thỏa thuận nếu không đóng thuế; nếu chịu thuế xin được hưởng 25%. Số tài sản tôi được hưởng sẽ được thanh toán 50% bằng hiện vật, 50% bằng tiền mặt chậm nhất là 50 ngày kể từ khi chuyển về địa điểm tập kết”. Thế nhưng, một lần nữa, đoàn cán bộ liên ngành được cử lên “mở cửa kho báu” phải lắc đầu quay về tay không.
Mẫn Chi (Tổng hợp)