Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Shopee Việt Nam cho biết ngày càng có nhiều người dùng Việt tham gia mua sắm trực tuyến. Giãn cách phải ở nhà càng khiến người dùng chuộng hình thức mua hàng online.

{keywords}
Đội xe tại kho một đơn vị giao vận. (Ảnh: Hải Đăng)

Lazada cũng chung nhận định. Cụ thể, quý 2/2020, lượng khách hàng truy cập mỗi ngày trên nền tảng này tăng gấp đôi, lượng đơn hàng tăng gấp ba lần và số lượng người mua sắm qua ứng dụng tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, số lượng nhà bán hàng cũng tăng gấp đôi. Doanh thu của tất cả các ngành hàng đều tăng trưởng xuyên suốt từ quý 2/2020 đến hiện tại.

Các số liệu trong báo cáo cho thấy người mua hàng online ngày càng thành thạo trong việc sử dụng những chương trình khuyến mãi, voucher để tiết kiệm chi phí mua hàng.

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tiếp tục thúc đẩy các doanh nghiệp buôn bán online. Không chỉ riêng tại TP.HCM và Hà Nội, số lượng nhà bán hàng ở các khu vực khác tham gia kinh doanh trên Lazada tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Các thương hiệu lớn cũng bắt đầu tham gia bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử. Báo cáo của Lazada cho thấy chỉ trong 3 tháng của quý 2/2021, số lượng thương hiệu tham gia vào các chương trình khuyến mãi đặc biệt của sàn tăng gấp 4 lần so với quý trước.

Chẳng hạn, một thương hiệu sữa bán được 4.500 sản phẩm chỉ trong 1 giờ bán giảm giá. Một thương hiệu mỹ phẩm tăng doanh thu gấp hơn 100 lần so với doanh thu ngày thường.

Bốn nhóm khách hàng chủ đạo trên thương mại điện tử

Trong khi đó, một khảo sát của Shopee trên 24.000 người dùng Việt Nam cho thấy ưu đãi là yếu tố quan trọng nhất đối với người dùng mua sắm trực tuyến, với 57% người cho rằng thường bị hấp dẫn bởi loạt ưu đãi và giá cả tốt nhất. Phái nữ chiếm 3/4 nhóm người dùng này, cho thấy phụ nữ Việt rất quan tâm đến giá cả khi mua sắm online.

Khảo sát giúp xây dựng được chân dung 4 nhóm người thường xuyên mua sắm trên cách trang thương mại điện tử.

Theo đó, khách hàng chiếm số đông là nhóm thích săn hàng giá tốt. 57% người dùng được khảo sát nằm trong nhóm, với 3/4 trong số đó là nữ giới. Người nhóm này thường xuyên mua sắm, 87% mua sắm online ít nhất 2 lần/tháng.

Bên cạnh việc tìm kiếm các ưu đãi tốt nhất với giá thấp nhất, 57% người dùng nhóm này cho rằng nếu sản phẩm có nhiều lượt đánh giá tích cực thì đó là một sản phẩm tốt. Nhóm này có kinh nghiệm mua sắm trên mạng, do đó hơn một nửa trong số họ chỉ xem tối đa 5 sản phẩm trước khi mua hàng.

Nhóm khách thứ hai mua theo hứng, chiếm 16% số người dùng được khảo sát. Một nửa người trong nhóm này thường duyệt qua trên 10 mặt hàng khác nhau trước khi mua. 70% chọn mua một món hàng chỉ bởi vì họ cảm thấy thích vào thời điểm đó.

Nhóm tiếp theo ưu tiên sự thuận tiện của mua sắm trên mạng. Dù chỉ chiếm 13% số người tham gia khảo sát nhưng đây là một trong những nhóm mua sắm tích cực. 83% trong số họ mua sắm online nhiều hơn 1 lần/tuần. Một nửa sẽ chọn mua sản phẩm nếu sản phẩm đó được người mua trước đánh giá tích cực. Nhóm này cũng ưu tiên hàng hoá có thương hiệu, 1/3 nhóm này là những người thường mua hàng online từ các thương hiệu chính hãng.

Nhóm cuối cùng chuyên săn quà tặng. Cứ 10 người được khảo sát lại có một người tìm kiếm phần thưởng và quà tặng miễn phí. Gần 1/3 người dùng trong nhóm này đều thuộc nhóm dưới 18 tuổi, chứng tỏ thanh thiếu niên thích việc xem lướt sản phẩm, nhấp chuột và tìm những phần quà may mắn.

Hải Đăng

Người dân bắt đầu quen lên sàn điện tử mua hàng thiết yếu

Người dân bắt đầu quen lên sàn điện tử mua hàng thiết yếu

Làn sóng dịch bệnh thứ 4 kết hợp với sự kiện mua sắm 6/6 khiến doanh thu thương mại điện tử tăng trưởng mạnh.