- Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã chính thức ký hợp đồng giao đề tài hoàn thiện công nghệ và chế tạo 1.000 mẫu kính “Mắt thần” cho TS Nguyễn Bá Hải, người được Thủ tướng Chính phủ “đặt hàng” dự án triệu đô sản xuất kính thông minh cho người mù hồi tháng 9 năm ngoái.
Lễ ký hợp đồng giao đề tài khoa học diễn ra sáng 15/1 tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM.
TS Nguyễn Bá Hải tại cuộc gặp Thủ tướng đầu tháng 9/2014. |
Theo đó, TS Hải sẽ được cấp một khoản kinh phí là 5 tỉ 750 triệu đồng để thực hiện đề tài này trong thời gian tối đa 1 năm. Đầu ra cụ thể của sản phẩm sẽ là 1.000 mẫu kính Mắt thần thế hệ mới với công nghệ đã được hoàn thiện theo góp ý, phản biện của hội đồng chuyên môn.
Trước đó, trao đổi với VietNamNet tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ KH&CN hôm 7/1, ông Đàm Bạch Dương, Vụ trưởng Vụ Công nghệ Cao cho biết, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ KH&CN đã quyết định giao một đề tài khoa học độc lập cho TS Nguyễn Bá Hải để hoàn thiện công nghệ và chế tạo thử nghiệm sản phẩm kính “Mắt thần” trước khi sản xuất đại trà.
Theo ông Dương, sau khi sản xuất thử nghiệm, các mẫu kính Mắt thần sẽ được nghiên cứu, đánh giá phản hồi của người sử dụng. Sau khi có các đánh giá phản hồi trên các sản phẩm thử nghiệm, Bộ KHCN mới trình Thủ tướng dự án đầu tư để đưa vào sản xuất đại trà kính mắt thần.
Như vậy, ít nhất phải đầu năm 2017, dự án sản xuất kính Mắt thần cho người mù của TS Nguyễn Bá Hải mới có thể trình lên Thủ tướng Chính phủ.
Nghiên cứu khoa học “không thể ăn xổi ở thì”
Trao đổi với chúng tôi về đề tài khoa học vừa được Bộ KH&CN giao, TS Nguyễn Bá Hải cho biết, tại hội đồng thuyết minh đề tài, các thành viên hội đồng đã đóng góp hơn 30 ý kiến khác nhau để anh hoàn thiện công nghệ kính mắt thần.
TS Hải cho biết, anh đã tiếp thu 2/3 các ý kiến đóng góp của hội đồng. Theo đó, kính “Mắt thần” phiên bản mới sẽ có hiệu quả hơn trong việc hỗ trợ người mù di chuyển, tránh vật cản. Khả năng quét và khoảng cách phát hiện vật cản cũng được tăng lên. Ngoài ra thiết bị cũng được cải thiện để có thể chống nước...
“Quan trọng nhất là chúng tôi sẽ phát triển sản phẩm theo hướng module hóa để có thể gắn thêm những thiết bị khác vào nữa”, TS Hải cho biết.
TS Hải cho biết, cái khó của dự án làm kính “Mắt thần” chính là sau khi sản xuất thì làm thế nào để tặng những chiếc kính này cho đúng các đối tượng cần sử dụng để tránh lãng phí.
Theo TS Hải, không phải tất cả các loại khiếm thị đều cần dùng kính. Chiếc kính Mắt thần chỉ cần thiết với những người đã mù hoàn toàn và có nhu cầu đi lại ít nhất từ 1-2 km/ngày, như trẻ em đi học hay những người bán vé số.
Do đó, TS Hải cho rằng, hiện tại, cả nước có khoảng 600 ngàn người mù hoàn toàn nhưng thực tế số người có nhu cầu đi lại thường xuyên chỉ khoảng từ vài chục ngàn đến 100 ngàn người mà thôi. Vì thế, theo TS Hải nếu làm kính để hỗ trợ người mù thì chỉ cần sản xuất từ vài chục đến 100 ngàn chiếc mà thôi.
Bên cạnh đó, TS Hải cũng chia sẻ, nghiên cứu khoa học cần thời gian dài, làm thật bài bản và sâu sắc chứ không thể ăn xổi ở thì được. Chính vì thế, anh rất mong muốn xã hội thật kiên nhẫn để anh và nhóm nghiên cứu có thể thoải mái thực hiện nghiên cứu một cách bài bản và sâu sắc sản phẩm này.
Theo TS Hải, không phải tất cả các loại khiếm thị đều cần dùng kính. Chiếc kính Mắt thần phiên bản 2 hiện tại chỉ cần thiết với những người đã mù hoàn toàn và có nhu cầu đi lại ít nhất từ 500m/ngày, như trẻ em đi học hay những người bán vé số, người cần đi lại sinh hoạt thường xuyên... Những người không có nhu cầu đi lại thì không cần thiết sử dụng thiết bị hỗ trợ.
Theo đó, TS Hải cho rằng, hiện tại, cả nước có khoảng 600 ngàn người mù hoàn toàn nhưng thực tế số người có nhu cầu đi lại thường xuyên chỉ khoảng từ vài chục ngàn đến 100 ngàn người mà thôi. Vì thế, theo TS Hải nếu làm kính để hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho người khiếm thị thì chỉ cần sản xuất khoảng 100 ngàn chiếc mà thôi. Nếu có điều kiện hơn, các trường hợp người khiếm thị có hoàn cảnh thuận lợi hơn có thể được trợ giá một phần để giảm bớt khó khăn trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, TS Hải cũng chia sẻ, nghiên cứu khoa học cần thời gian dài, làm thật bài bản và sâu sắc chứ không thể ăn xổi ở thì được. Chính vì thế, anh rất mong muốn xã hội thật kiên nhẫn để anh và nhóm nghiên cứu có thể thoải mái thực hiện nghiên cứu một cách bài bản và sâu sắc sản phẩm này. Nếu làm vội vàng, thì nhóm nghiên cứu không dám vì đây không phải là đề tài chỉ để nghiệm thu mà còn là niềm tin mà người khiếm thị, người dân và nhà nước gửi trọn niềm tin cho nhóm nghiên cứu và nhà trường.
Lê Văn
TIN LIÊN QUAN