Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cùng với cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số được coi là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu. 

Thông tin tại Hội nghị “Thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2024 - Tinh hoa hàng Việt, cất cánh toàn cầu” mới đây diễn ra tại Hà Nội cho hay, thương mại điện tử Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát mạnh mẽ và trở thành cấu phần quan trọng của nền kinh tế số tại Việt Nam. Doanh số thương mại điện tử bán lẻ có mức tăng trưởng trung bình khoảng 20% trong 10 năm qua, đưa Việt Nam lọt top những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất khu vực và thế giới.

W-minhhoa.png
Hội nghị “Thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2024 - Tinh hoa hàng Việt, cất cánh toàn cầu” diễn ra tại Hà Nội 

Thị trường thương mại điện tử toàn cầu được dự báo sẽ có những bước tăng trưởng mạnh mẽ với mức doanh thu dự kiến đạt 7,4 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cùng với cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Thương mại điện tử xuyên biên giới - Kỷ nguyên bứt phá là một sáng kiến của Amazon và được sự bảo trợ của Cục Thương mại điện tử và kinh tế số với mục tiêu hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới cho doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025, từ đó nâng cao năng lực và mở ra cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp thông qua thương mại điện tử.

Thời gian qua, với sự kết nối hiệu quả từ Cục và Amazon Global Selling, các doanh nghiệp Việt Nam đã chinh phục thị trường thương mại điện tử toàn cầu toàn cầu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới.

Thời gian qua, với sự kết nối hiệu quả từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng với Amazon Global Selling, doanh nghiệp Việt Nam đã tự tin vươn ra biển lớn, chinh phục thị trường toàn cầu nhờ thương mại điện tử xuyên biên giới.

Thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, Cục đang triển khai nhóm giải pháp xây dựng thị trường thương mại điện tử và nâng cao lòng tin của người tiêu dùng trong lĩnh vực này. Hiện tại, Cục đang phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố (Sở Công Thương) triển khai chuỗi các hoạt động liên kết vùng trong phát triển, đào tạo nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thương mại điện tửcho các địa phương, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp chuyển đổi số; quảng bá sản phẩm đặc trưng địa phương trên Sàn Việt và các nền tảng số.

Bên cạnh những hoạt động đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới, xuất khẩu, Bộ Công Thương cũng đã đẩy mạnh việc tiêu thụ nội địa và kích cầu tiêu dùng. 

Ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Trung tâm phát triển Thương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) cho hay, tới đây sẽ phối hợp với Amazon Global Selling đào tạo và tập huấn quá trình xuất khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới. Cùng đó, đào tạo hướng tới từ vấn đề cơ bản, chuyên sâu. Đặc biệt, nâng cao hơn chất lượng đào tạo, định hướng đào tạo liên kết theo ngành nghề như làm đẹp, làm bếp, chăm sóc sức khoẻ; đào tạo khoảng 2.000 doanh nghiệp với các kỹ năng chuyên sâu đáp ứng được nhu cầu để gia tăng xuất khẩu. 

Nhằm giải quyết những khó khăn thách thức, phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng xuất khẩu của hàng Việt, đưa thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành một trong những yếu tố giúp thúc đẩy xuất khẩu, tăng  khả năng cạnh tranh quốc tế, các diễn giả tại hội nghị cho rằng cần sự phối hợp chung tay của cơ quan quản lý, các sàn thương mại điện tử lớn, các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử và chính sự nỗ lực, quyết tâm của doanh nghiệp.

Thành Nam