1. Đây là tỉnh thành nào?

  • Nghệ An
  • Huế
  • Thanh Hóa
  • Đà Nẵng
Chính xác

Với diện tích gần 45 km2, Sầm Sơn là thành phố có diện tích nhỏ nhất Việt Nam. Đây là thành phố thứ hai của tỉnh Thanh Hóa, được thành lập vào năm 2017. Điểm sáng kinh tế Sầm Sơn là du lịch. Năm 2022, Sầm Sơn đón hơn 7 triệu lượt khách, gấp hơn 60 lần số dân của thành phố.

2. Thanh Hóa là tỉnh thành có dân số đông thứ mấy cả nước?

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
Chính xác

Thanh Hoá là tỉnh đông dân thứ 3 cả nước, sau hai thành phố trực thuộc trung ương là TP.HCM và TP. Hà Nội. Cụ thể, dân số của Thanh Hóa là 3,72 triệu người, chiếm 3,77% dân số cả nước.

3. Có bao nhiêu triều đại phong kiến ở Việt Nam phát tích từ vùng đất Thanh Hóa?

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
Chính xác

Thanh Hóa là địa phương phát tích nhiều vị vua, chúa nhất nước ta. Có 4 triều đại phát tích từ đất Thanh Hóa, bao gồm: nhà Tiền Lê, nhà Hồ, nhà Hậu Lê, nhà Nguyễn với 44 đời vua khác nhau.

Chính vì vậy, dân gian thường lưu truyền câu nói: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”, hàm ý rằng những vị vua giỏi thường xuất hiện từ đất Thanh Hóa, còn những vị tướng tài, bề tôi trung thành thường là người Nghệ An.

4. Tên gọi Thanh Hóa xuất hiện sớm nhất dưới triều đại nào?

  • Nhà Đinh
  • Nhà Lý
  • Nhà Trần
  • Nhà Nguyễn
Chính xác

Trong lịch sử phát triển, vùng đất Thanh Hóa có nhiều danh xưng như Bộ Cửu Chân, Quận Ái Châu, Trấn Thanh Đô… Đến năm 1029, dưới triều đại vua Lý Thái Tông đã bắt đầu sử dụng tên Phủ Thanh Hóa.

Kể từ đó, các triều đại tiếp theo cũng dùng danh xưng này, chỉ thay đổi giữa phủ, lộ hoặc trấn. Đến năm 1841, vua Thiệu Trị chính thức đặt ra tỉnh Thanh Hóa.

5. Nơi nào nổi tiếng xứ Thanh được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới?

  • Thắng tích Hàm Rồng
  • Thành Nhà Hồ
  • Kinh thành cổ Lam Kinh
  • Hang Con Moong
Chính xác

Thành nhà Hồ (hiện nằm ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) là kinh đô nước Đại Ngu được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam. Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới năm 2011.