- Những trường hợp phạm tội mà cơ quan công an có thể không khởi tố nếu bị hại rút đơn tố cáo.

Tin bài khác:
Giành con ở tòa, để lộ bằng chứng ngoại tình của vợ?
Khó đỡ vì tai nạn bất ngờ

Sổ đỏ bị mất, xử lý thế nào?

Sốc khi biết chồng tìm đến gái bán hoa

Thủ tục đổi họ cho con



Hơn một tuần trước, tôi có gửi đơn tố cáo đến công an huyện A , trong quá trình điều tra, người trong đơn tố cáo đã xin lỗi và chịu bồi thường tôi về hành vi phạm tội của anh ta. Vì vậy tôi đã đề nghị xin rút lại đơn tố cáo. Việc rút đơn tố cáo cần tuân thủ những quy định nào và tiến hành ra sao?

Các chứng cứ tôi đã giao nộp cho cơ quan điều tra được nhận lại thế nào?

Luật sư tư vấn:

Chị không nói rõ mình đã tố cáo người khác về tội gì? Vụ án đã được khởi tố hay chưa? Có thuộc trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu người bị hại được quy định tại Điều 105 - Bộ luật tố tụng hình sự hay không? (cụ thể là khoản 1 các điều 104 “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” ; 105 “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”; 106 “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”; 108 “Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”; 109 “Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính”; 111 “Tội hiếp dâm”; 113 “Tội cưỡng dâm”; 121 “Tội làm nhục người khác”; 122 “Tội vu khống”; 131 “Tội xâm phạm quyền tác giả” và 171 “ Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” ).

Trường hợp chị tố cáo thuộc khoản 1 của một trong các điều luật nêu trên thì chị có quyền rút đơn tố cáo và cơ quan công an sẽ không khởi tố vụ án, khởi tố bị can cho dù người bị tố cáo có hành vi phạm tội.

Trường hợp vụ án đã được khởi tố thì phải ra Quyết định đình điều tra theo quy định tại Điều 164 – Bộ luật tố tụng hình sự. Khi có yêu cầu rút đơn tố cáo, chị phải làm đơn và trình bày rõ lý do vì sao lại rút đơn đã tố cáo. Nếu thấy cần thiết, Điều tra viên vẫn phải hỏi chị một số vấn đề nhằm xác định xem việc rút đơn của chị có phải tự nguyện hay bị ai đó ép buộc, cưỡng bức và khi lấy lời khai vẫn phải lập biên bản theo quy định.

Các chứng cứ chị đã giao nộp cho cơ quan công an để làm chứng cứ khi tố cáo sẽ được trả lại cho chị và khi trả lại điều tra viên phải lập thành biên bản.

Trường hợp thấy Điều tra viên giải quyết không thỏa đáng, chị có quyền làm đơn gửi đến Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện đó để đề đạt, trình bày nguyện vọng của mình hoặc khiếu nại nếu thấy cần thiết.

Luật sư Bùi Đình Ứng – Văn phòng luật sư Bùi Đình Ứng – Đoàn luật sư TP.Hà Nội.ĐT: 0983571788

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc, tranh luận về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).