Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam Nguyễn Văn Tính đã dự và chỉ đạo buổi hợp luyện. 

Đây là hoạt động nhằm đánh giá các nghiệp vụ: tiếp nhận, xử lý thông tin ban đầu; lập phương án tổ chức tìm kiếm, tính toán xác định khu vực tìm kiếm cứu nạn; kế hoạch huy động phương tiện, kỹ năng phối hợp của các viên chức phòng Phối hợp cứu nạn.

Đồng thời qua hoạt động này cũng nhằm tăng khả năng điều động tàu, kỹ thuật chạy tàu của các tàu SAR. Từ đó, các viên chức, thuyền viên của đơn vị rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả hơn khi thực hiện xử lý các tình huống khẩn cấp, tai nạn xảy ra trên biển trong thời gian tới.

Tình huống giả định được đưa ra tại buổi hợp luyện được đặt ra cụ thể:  Vào lúc 7h30 ngày 19/12, trực ban Trung tâm khu vực III nhận được thông tin từ Thuyền trưởng tàu OLD LEADER báo: Tàu đang hành trình từ Trung Quốc đến cảng Phú Mỹ để trả hàng.

W-tau-chim-2.jpeg
 Lực lượng cứu hộ tiếp cận, cứu vớt nạn nhân 

Khi đến vị trí 10016’00” N; 107015’00” E (cách phao số “0” luồng Vũng Tàu – TP.HCM khoảng 10 hải lý về phía Đông Nam) tàu phát hiện hầm hàng số 4 bị cháy và đang lan rộng sang các hầm hàng khác, tàu có chiều dài 140 x 20 m, trọng tải 16.000 tấn, chở 8.850 tấn than đá. Thuyền trưởng tàu OLD LEADER đề nghị hỗ trợ sơ tán 18 thuyền viên trên tàu và tổ chức chữa cháy cho tàu.

 Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, tại Văn phòng Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III 

Tại văn phòng Trung tâm khu vực III, trực ban tìm kiếm cứu nạn tiếp nhận, xử lý thông tin, đưa ra các phương án để báo cáo trực chỉ huy, lập kế hoạch SAROPS cho hai phương tiện tìm kiếm theo phương pháp song song.

Theo đó, tàu SAR 413 được chỉ định làm chỉ huy hiện trường, phối hợp cùng tàu SAR 272, SAR 69 huấn luyện điều phối lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, hạ xuồng công tác, cứu vớt các nạn nhân bị trôi dạt, sơ cấp cứu y tế ban đầu cho các nạn nhân bị thương, tổ chức đội y tế, đội cứu nạn, xử lý tình huống, cứu hoả, chống cháy nổ, cứu hộ người và phương tiện gặp nạn, khoanh vùng hiện trường đảm bảo công tác phòng chống tràn dầu, ô nhiễm biển.

Kết thúc buổi hợp luyện nghiệp vụ, Trung tâm khu vực III đã tổ chức họp đánh giá, rút kinh nghiệm để thực hiện tốt nghiệm vụ trong thời gian tới. Được biết, trước ngày diễn ra hợp luyện, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam Nguyễn Văn Tính đã dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra, đánh giá công tác trực ban, trật tự nội vụ, tính sẵn sàng của các tàu SAR và đội hình đội ngũ của viên chức, thuyền viên Trung tâm khu vực III.

Theo báo cáo của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam, trong năm 2023, dù có những khó khăn, thách thức, song với sự quan tâm hỗ trợ và chỉ đạo sát sao của Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam và các cơ quan quản lý cấp trên đã tạo điều kiện cho Trung tâm vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

Trung tâm không ngừng đổi mới hoạt động để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Theo đó đã đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể từ ngày 1/1/2023 đến ngày 12/12/2023, Trung tâm đã trực tiếp chỉ huy, điều hành các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Trung tâm; chủ trì, tham gia, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển. 

Trong năm Trung tâm đã nhận tổng số thông tin báo nạn thu nhận được là 270 vụ việc. Trong đó: báo nạn thật: 241 vụ, chiếm 89,25%; báo nạn giả: 29 vụ, chiếm 10,75%.

Tổng hợp từ tất cả các trung tâm trên toàn quốc, số lượt điều động phương tiện SAR hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển: 36 lượt điều động. Tổng số người được cứu và hỗ trợ là 859 người (839 người Việt Nam, 20 người nước ngoài). 

So với cùng kỳ năm 2022, tổng số vụ việc báo nạn thật tăng 10,5%, tổng số lượt điều động tàu SAR của Trung tâm đi tìm kiếm cứu nạn trên biển giảm 21,7%.

Về hoạt động xử lý thông tin báo nạn tại vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, tổng số thông tin báo nạn thu nhận là 34 vụ, số lượt điều động phương tiện Trung tâm là 6 lượt. Tổng số người được cứu, hỗ trợ là 273 người, tổng số tàu được cứu và hỗ trợ là 9 tàu.

Huyền Anh