- Sau khi nghị án kéo dài 5 ngày, TAND Q.9 (TP.HCM) buộc VKSND TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai phải xin lỗi và bồi thường 349 triệu đồng cho phụ lái tàu, liên quan đến vụ tai nạn tại cầu Ghềnh.

Ngày 31/5, TAND Q.9 (TP.HCM) xử sơ thẩm đã tuyên án vụ "đòi bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự” giữa nguyên đơn ông Nguyễn Xuân Phú (lái phụ tàu SE2) và bị đơn là Viện KSND TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) liên quan đến vụ tai nạn giữa tàu SE2 và 6 xe ô tô ở cầu Ghềnh làm 2 người chết, 22 người bị thương vào ngày 6/2/2011.

{keywords}
Ông Nguyễn Xuân Phú tại phiên tòa sáng nay. 
Theo nội dung vụ kiện, sau vụ tai nạn, tháng 9/2012, Viện KSND TP.Biên Hòa truy tố 8 bị can liên quan, trong đó có ông Nguyễn Xuân Phú, Nguyễn Văn Túy (lái chính tàu SE2) về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt”. Ông Phú bị Viện KSND TP.Biên Hoà phê chuẩn lệnh tạm giam từ ngày 6/2/2011 – 11/11/2011 (278 ngày).

Sau nhiều năm nỗ lực kêu oan, tháng 4/2016, Viện KSND TP.Biên Hòa có quyết định đình chỉ vụ án đối với ông Phú và ông Túy vì lý do 2 ông này không có hành vi phạm tội.

Sau khi vụ án được đình chỉ, ông Phú và ông Túy đã khởi kiện yêu cầu Viện KSND TP.Biên Hoà phải xin lỗi, bồi thường do truy tố sai...

Tháng 2/2017, TAND tỉnh Bình Dương xử phúc thẩm, chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn Tuý (lái chính tàu SE2), buộc Viện KSND TP.Biên Hoà bồi thường cho ông Tuý 322 triệu đồng. Theo đơn khởi kiện, ông Tuý yêu cầu được bồi thường 2,4 tỉ đồng. Hiện ông Tuý đã nộp đơn khiếu nại giám đốc thẩm gửi Viện KSND cấp cao và TAND cấp cao tại TP.HCM để xem xét lại toàn bộ bản án.

Riêng ông Phú đã kiện VKSND TP Biên Hòa ra TAND quận 9, TP.HCM để yêu cầu cơ quan này xin lỗi, bồi thường cho hơn 9 tháng bị giam oan và hơn 5 năm bị khởi tố oan. Tổng số yêu cầu bồi thường là hơn 1,7 tỉ đồng.

Tại phiên toà, Viện KSND TP.Biên Hoà nêu chỉ chấp nhận bồi thường tổn thất tinh thần 149 triệu đồng. Về yêu cầu bồi thường tổn thất thu nhập bị giảm sút, bị mất từ năm 2011 - 2016, theo VKS, luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định "người bị thiệt hại chỉ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất trong thời gian họ bị tạm giữ, tạm giam..." nên VKS chỉ đồng ý bồi thường tiền tổn thất thu nhập thực tế ông Phú bị mất trong năm 2011.

Về yêu cầu bồi thường thiệt hại thực tế của gia đình, Viện KSND TP.Biên Hoà cho rằng luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước không quy định nên VKS không có cơ sở đồng ý. Ngoài ra, phía viện này đồng ý bồi thường cho ông Phú 10 triệu đồng chi phí luật sư, 5 triệu đồng từ các khoản gia đình thăm nuôi ông Phú vì đây là chi phí hợp lý, có hoá đơn, chứng từ…

Sau khi xem xét, HĐXX đã buộc Viện KSND TP.Biên Hoà xin lỗi ông Phú trên một tờ báo ở 3 số báo liên tiếp, xin lỗi công khai tại địa phương - nơi ông Phú sinh sống. Về yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, toà ghi nhận số tiền 313 triệu đồng các bên đã thoả thuận được.

HĐXX còn chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Phú về chi phí gia đình thăm nuôi ông Phú trong thời gian ông bị tạm giam; chi phí đi lại, lưu trú do ông Phú đi khiếu nại, kêu oan tại các cơ quan quan tố tụng thuộc tỉnh Đồng Nai, Viện KSND tối cao, Văn phòng Quốc hội với số tiền gần 16 triệu đồng. Theo HĐXX, các yêu cầu này dù ông Phú không cung cấp được hoá đơn, chứng từ nhưng đây là những chi phí hợp lý được quy định trong luật nên toà đã tính mức trung bình để xét quyền lợi cho nguyên đơn.

Về yêu cầu chi phí khám chữa tại bệnh viện sau khi ông Phú được tại ngoại, HĐXX chấp nhận số tiền hơn 19 triệu đồng dựa vào hóa đơn, chứng từ ông Phú cung cấp cho toà.

Như vậy tổng số tiền toà buộc VKSND TP.Biên Hoà phải bồi thường cho ông Phú là hơn 349 triệu đồng.

Ngày 6/2/2011, ông Phú được phân công làm phụ lái, ông Nguyễn Văn Túy (SN 1967) là lái chính tàu SE2 từ ga Sài Gòn đến ga Mương Mán (Bình Thuận).

Khi cách cầu Ghềnh (TP Biên Hòa) 1 km, ông Túy thấy tín hiệu đèn xanh nên cho tàu chạy như thường. Gần đến cầu Ghềnh, ông Túy thấy có nhiều xe ô tô trên cầu nên đã thắng gấp nhưng tai nạn vẫn xảy ra khiến 2 người chết và 22 người bị thương.

'Người hùng’ cứu đoàn tàu hỏa trong vụ sập cầu Ghềnh đi học chữ

'Người hùng’ cứu đoàn tàu hỏa trong vụ sập cầu Ghềnh đi học chữ

Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không được học hành tới nơi tới chốn nên nay đã 47 tuổi nhưng anh Hoàng vẫn chưa biết đọc, biết viết.

Gặp 4 "người hùng" dừng đoàn tàu hàng sắp lao đến cầu Ghềnh

Gặp 4 "người hùng" dừng đoàn tàu hàng sắp lao đến cầu Ghềnh

Trong sự cố sập cầu Ghềnh, nếu không có một số người dân và nhân viên gác chắn bình tĩnh, nhanh trí dừng đoàn tàu đang lao tới...thì hậu quả chắc còn nặng nề hơn.

Sập cầu Ghềnh, khách ồ ạt trả vé tàu

Sập cầu Ghềnh, khách ồ ạt trả vé tàu

Sự cố sập cầu Ghềnh (Đồng Nai) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành đường sắt. Dù cảm thông nhưng nhiều hành khách cho rằng sự trung chuyển gây bất tiện nên đã đến trả vé chuyển phương tiện khác.

Sau sự cố cầu Ghềnh: Bất an với cầu sắt “tử thần” ở Sài Gòn

Sau sự cố cầu Ghềnh: Bất an với cầu sắt “tử thần” ở Sài Gòn

Sau vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh đe dọa đến tính mạng người dân, làm tê liệt hoàn toàn tuyến đường sắt Bắc Nam, người dân TPHCM không khỏi giật mình vì ngay ở Sài Gòn, hằng ngày họ phải đối diện với “tử thần”.

Đoàn Nga