Chia sẻ thông tin về những đóng góp của tôn giáo cho xã hội, cho đất nước. Ông Nguyễn Văn Long, Chánh Văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết: "Tôn giáo là nguồn lực của xã hội, nguồn lực của đất nước”.

Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo. Hiện có khoảng 95% dân có có niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo, một người tin theo nhiều loại hình tín ngưỡng hoặc vừa theo tôn giáo, vừa theo tín ngưỡng. Trên cả nước có khoảng 45.000 cơ sở tín ngưỡng với khoảng 15.000 người chuyên hoạt động tín ngưỡng, và gần 8 nghìn lễ hội.

{keywords}
Hiện có khoảng 95% dân có có niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo, một người tin theo nhiều loại hình tín ngưỡng hoặc vừa theo tôn giáo, vừa theo tín ngưỡng.

Tính đến tháng 9/2019, nước ta có 43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động, 55.710 chức sắc, 145.721 chức việc, 29.396 cơ sở thờ tự. Việt Nam có khoảng 26.109.033 tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo in ấn, phát hành kinh sách và đồ dùng việc đạo. Từ lần rà soát trước đến nay, có hơn 3.000 đầu ấn phẩm tôn giáo được xuất bản với hơn 10 triệu bản in và hàng triệu đĩa CD, DVD bằng nhiều ngôn ngữ, 12 báo, tạp chí liên quan đến tôn giáo; phần lớn các tổ chức tôn giáo đều có website riêng. Hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế của các cá nhân, tổ chức tôn giáo ngày càng phát triển. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức ở Việt Nam như Đại lễ Phật đản VESAK 2014 và 500 năm Cải chánh đạo Tin lành 2017.

Tự do tôn giáo tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số được bảo đảm. Với sự hỗ trợ của Nhà nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã triển khai xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại TP.Cần Thơ (2017). Tại các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước, có 33 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành đang sinh hoạt tại 304 chi hội và hơn 1.300 điểm nhóm. Tại Tây Bắc, tính đến hết ngày 30/6/2018, đã có 693 điểm nhóm Tin lành và 8 Hội thánh cơ sở được thành lập. Ngoài ra còn nhiều điểm nhóm đăng ký sinh hoạt tập trung của người dân tộc thiểu số như Hội Liên hữu Baptist Việt Nam, Hội thánh Lutheran, Liên đoàn Truyền giáo Phúc âm Việt Nam và Hội thánh Truyền giảng Phúc âm Việt Nam.... Nhà nước cũng hỗ trợ, trùng tu cơ sở tôn giáo cho người Chăm.

Các tôn giáo ở Việt Nam đều có đường hướng, phương châm hành đạo gắn bó, đồng hành với dân tộc, tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, cùng với chính quyền giải quyết khó khăn của người dân và nguồn lực của tôn giáo phát triển có định hướng đã phát huy tốt, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước. Điển hình như khoảng 500 cơ sở y tế, phòng khám, chữa bệnh từ thiện, như: Tuệ Tĩnh đường, trạm xá, phòng chẩn trị Đông y, phòng thuốc nam, tủ thuốc…; 300 trường mầm non; 2.000 lớp học tình thương… thuộc các tổ chức tôn giáo đã góp phần cùng với chính quyền đảm bảo công tác an sinh xã hội.

Tại hội nghị, các đại biểu nhận định, trong thời gian qua, các tôn giáo ở Việt Nam đã phát huy vai trò và vị thế, tăng cường các hoạt động đối ngoại và đăng cai tổ chức nhiều sự kiện tôn giáo quốc tế và khu vực; dự hội nghị, hội thảo và các diễn đàn đa phương, song phương; tích cực đóng góp vào sáng kiến chung giảm thiểu xung đột bạo lực vì lý do tôn giáo, sắc tộc; góp phần giới thiệu về hình ảnh đất nước con người Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao Nhân dân. Cụ thể, Giáo hội Công giáo tổ chức Tổng hội Dòng Đa Minh thế giới tại Đồng Nai, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2019 tại Hà Nam…

Về đối ngoại, thông tin tại hội nghị cho biết, xác định tầm quan trọng của quan hệ với Lào và Campuchia, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tăng cường đẩy mạnh hoạt động hợp tác với các cơ quan làm công tác tôn giáo của Lào và Campuchia như: Ký thỏa thuận hợp tác với Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước năm 2007, với Bộ Lễ nghi Tôn giáo Campuchia năm 2015; thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cán bộ làm công tác tôn giáo của các nước bạn…

Việt Nam chủ động với các nước trên lĩnh vực tôn giáo, nhân quyền; trao đổi, cung cấp thông tin về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam; đồng thời tổ chức đoàn nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo với các nước ở khu vực và thế giới, nổi bật như: tổ chức đoàn đi nghiên cứu, trao đổi về Công giáo, Chính thống giáo tại Mexico, Cuba, Nga; tổ chức đối thoại về vấn đề tôn giáo với cơ quan, các tổ chức cá nhân tại Mỹ, Bỉ, Thụy Sĩ; nghiên cứu thực tế về đạo Tin Lành tại Hàn Quốc và Mỹ; thiết lập quan hệ trên lĩnh vực tôn giáo với một số nước trong khối ASEAN…

Hòa Bình