Một số tai lợn hầm làm từ hóa chất có thể gây vấn đề về tim và máu bị phát hiện ở miền Đông Trung Quốc đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh mới về an toàn vệ sinh thực phẩm.
TIN BÀI KHÁC:
Tự thiêu trước phiên tòa xử sát thủ Na Uy
Strauss-Kahn đòi nữ hầu phòng 1 triệu đô
Một người đàn ông đang cố xé chiếc tai lợn nhân tạo mua ở chợ Cám Châu. (Ảnh: Xinhuanet)
Món ăn vặt phổ biến tại Trung Quốc này được bày bán tại một khu chợ ở Cám Châu, thành phố lớn thứ hai của tỉnh Giang Tây, được làm từ gelatin và (dùng để làm thạch) và natri oliat, cơ quan an toàn thực phẩm thuộc Sở y tế của tỉnh Giang Tây cho biết.
Vụ việc hiện đang được công an địa phương điều tra.
Một người đàn ông tới từ huyện Ganxian, thành phố Cám Châu đã mua một ít tai lợn nấu sẵn vào hôm 30 tháng 3 và chỉ phát hiện ra mùi khủng khiếp khi chuẩn bị đem ra ăn.
Sau đó, người đàn ông này đã gửi chỗ tai lợn này lên phòng thương mại và công nghiệp Ganxian, giới chức địa phương đã bắt người bán hàng bị cáo buộc vào hôm 1 tháng Tư.
Mẫu vật đã được gửi tới cơ quan kiểm nghiệm vào đầu tháng này.
Danh tính của người bán hàng không được tiết lộ và hiện vẫn không rõ ai là người làm ra những chiếc tai này.
Luật an toàn thực phẩm Trung Quốc cấm sử dụng natri oliat trong thực phẩm, Fan Zhihong, chuyên gia về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm tại Đại học nông nghiệp Trung Quốc cho hay.
"Cho thêm hóa chất khiến tai lợn có mùi vị hấp dẫn hơn và khiến khách hàng khó mà phát hiện ra đó là tai lợn giả," ông Fan nói thêm. "Ăn một số lượng lớn natri oliat vào cơ thể có thể gây ra bệnh cao huyết áp và ảnh hưởng tới chức năng của tim."
Chất gelatin sử dụng trong tai lợn nhân tạo có thể gây ra vấn đề về sức khỏe thậm chí còn tồi tệ hơn, ông Fan cho hay.
Dựa vào giá bán rất rẻ của món tai lợn, gelatin được sử dụng để làm tai lợn giả có thể là loại kém chất lượng hoặc là gelatin công nghiệp.
Gelatin công nghiệp, một chất phụ gia bị cấm ở Trung Quốc và làm từ sản phẩm thuộc da, có hàm lượng crom cao, có thể gây ung thư.
Theo Yang Fan, một nhà nghiên cứu tại Green Beagle, một tổ chức bảo vệ môi trường phi chính phủ có trụ sở tại Bắc Kinh, có nhiều cách để phân biệt tai lợn giả với tai lợn thật. Ở tai lợn thật có thể nhìn rõ lông và mao mạch, trong khi tai giả thì không có đặc điểm này.
Sầm Hoa (Theo China Daily)