Trung Quốc vừa thử nghiệm lần thứ ba vũ khí tấn công siêu tốc, loại có khả năng bay nhanh gấp 8 lần tốc độ âm thanh, RT đưa tin.


{keywords}

Các chuyên gia nhận xét, vụ thử trên có thể là một phần trong chương trình phát triển hạt nhân chiến lược của Trung Quốc.

Cuộc thử nghiệm vừa diễn ra trong tuần này, được tình báo Mỹ theo dõi sát, là lần thứ ba trong loạt vụ thử vũ khí tấn công siêu thanh Wu-14, loại vũ khí có độ chính xác cao, tốc độ vượt trội. Hai vụ thử đầu tiên được tiến hành hồi đầu năm nay.

Một đại diện của Lầu Năm Góc xác nhận thông tin về vụ thử, song từ chối bình luận thêm.

"Chúng tôi biết các thông tin liên quan tới vụ thử và thường xuyên theo dõi sát các hoạt động phòng thủ nước ngoài", trung tá lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ Jeff Pool cho hay. "Tuy nhiên, chúng tôi không bình luận về các thông tin tình báo hay đánh giá về hệ thống vũ khí của một quốc gia bên ngoài".

Lora Saalman, chuyên gia về chính sách hạt nhân tại Tổ chứchòa bình quốc tế Carnegie cho hay, vụ thử nghiệm Wu-14 lần thứ ba trong năm cho thấy xu hướng quân sự hóa đang diễn ra.

"Vụ thử Wu-14 lần thứ ba trong năm nay cho thấy đó không chỉ là chương trình được ưu tiên của Trung Quốc mà nó còn xác nhận mối lo ngại của Mỹ về số lượng vũ khí hạt nhân không đồng đều của Trung Quốc là đang bị sai hướng".

Mặc dù một số dạng của vũ khí siêu thanh đã tồn tại từ nhiều thập niên song các tên lửa mới do Mỹ, Trung Quốc và các nước khác đang phát triển thuộc về một nhóm riêng, vì công nghệ đẩy lướt cho phép các loại vũ khí này di chuyển cực nhanh ở một góc phẳng. Các vũ khí đẩy-lướt đi theo một đường cong khó lần theo, giúp chúng khó mà trở thành mục tiêu của hệ thống phòng thủ tên lửa hiện thời.

Theo nhận định của các chuyên gia, năng lực siêu thanh là dấu hiệu cho thấy việc xây dựng quân sự quy mô lớn, Mark Schneider - cựu chuyên gia lực lượng chiến lược Lầu Năm Góc cho hay. Theo ông này, việc thử nghiệm vũ khí siêu thanh mới nhất của Trung Quốc đặt ra mội mối đe dọa nghiêm trọng.

Trung Quốc và Mỹ hiện đang dính vào cái mà nhiều người gọi là chạy đua vũ trang siêu thanh. Hồi hè, Mỹ thử nghiệm tên lửa siêu thanh sau khi Trung Quốc tiến hành thử nghiệm Wu-14 lần thứ hai. Cả hai nước trước đây đã thử thành công vũ khí siêu thanh nhưng cuộc thử nghiệm hồi tháng 8 của cả hai nước đều không thành công.

Nga cũng không đứng ngoài cuộc chơi và mới đây đã công bố kế hoạch chế tạo tên lửa siêu thanh đầu tiên trước năm 2020. Ấn Độ cũng đang phát triển vũ khí siêu tốc tương tự.

  • Hoài Linh