XEM CLIP:

Hôm nay (mùng 9 tháng Giêng Âm lịch), làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) lại tưng bừng mở lễ hội truyền thống. Đây là nơi thờ Thành hoàng Phùng (Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng).

Lễ hội mở đầu bằng nghi lễ rước kiệu diễn ra long trọng trong sự thành kính của dân làng. Tiếp đến là những điệu múa lân, múa rồng của các chàng trai trong làng, đặc biệt nhất là màn múa “Con đĩ đánh bồng”.

Các chàng trai giả gái mặt hoa da phấn, xúng xính trong áo tứ thân, váy đụp, đeo bông tai, chít khăn mỏ quạ, mỗi người đeo một cái trống bồng nhỏ sơn màu đỏ trước ngực. 

Mắt lúng liếng đưa tình, miệng cười xinh trong những bước nhảy uyển chuyển, mềm mại, họ thướt tha hòa cùng nhịp trống dồn dập khiến người xem thích thú.

{keywords}
Chiều nay lễ hội làng Triều Khúc (Hà Nội) diễn ra tưng bừng. Nhân vật chính như thường lệ là các thanh niên trai tráng trong làng với các màn múa rồng, tế lễ... thu hút đông đảo người dân và khách thập phương đón xem
{keywords}
11 chàng trai người làng chít khăn mỏ quạ, má phấn môi son cùng nhau diễn điệu múa bồng cổ thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi đổ về xem
{keywords}
Nổi bật nhất là tiết mục múa "con đĩ đánh bồng”, điệu múa cổ do các chàng trai giả gái biểu diễn
{keywords}
Với những động tác mô phỏng đời sống nông nghiệp của cư dân xưa, điệu múa cổ này vừa là nghi lễ, vừa là thú vui
{keywords}
Tương truyền khi xưa, Phùng Hưng sau khi đánh thắng giặc Đường thì nghỉ chân tại thành Tống Bình (làng Triều Khúc ngày nay). Ngài lệnh cho một số lính nam cải trang thành nữ múa để khích lệ tinh thần quân sĩ
{keywords}
Sau này, điệu múa trở thành đặc trưng trong hội làng Triều Khúc
{keywords}
Những chàng trai nhập vai phải được tuyển chọn kỹ lưỡng, đó là con trai gốc của làng Triều Khúc, mặt mũi khôi ngô, học hành giỏi giang
{keywords}
Biểu diễn uyển chuyển, nhất là đôi mắt khi diễn phải nhìn đong đưa, trìu mến với bạn diễn cùng
{keywords}
Khi biểu diễn, các chàng phải nhảy múa uốn éo, thể hiện sự lẳng lơ, bông đùa để gây sự chú ý của người xung quanh. Câu nói dân gian "lẳng lơ như đĩ đánh bồng" xuất phát từ đây
{keywords}
Em Nguyễn Văn Chí Hiếu đã có 5 năm đi múa bồng cho biết: Em đã phải tập luyện rất lâu, vất vả. Được tham gia múa ở hội làng là niềm tự hào của em và cả gia đình
{keywords}
Dân làng Triều Khúc sắp lễ trước cổng nhà, nhiều người vái lạy mỗi khi đội múa và kiệu đi qua. Họ quan niệm, mỗi khi rước long bào - triều phục của Hoàng đế Phùng Hưng từ đình Sắc về đình Lớn (Triều Khúc có hai đình) mà đi qua nhà mình sẽ gặp may mắn trong năm mới
{keywords}
Hiện đội múa bồng của làng Triều Khúc có 20 người do ông Triệu Đình Hồng (74 tuổi) tập hợp và dạy múa. Đội thường xuyên biểu diễn trong các lễ hội của làng và của cả TP Hà Nội. “Con đĩ đánh bồng” là một trong 10 điệu múa dân gian xưa của đất Thăng Long 
{keywords}
 
{keywords}
Lễ hội làng Triều Khúc là sự tưởng nhớ công lao của dân làng với Bố cái Đại vương Phùng Hưng và ông Vũ Đức Úy, người đã truyền dạy nghề dệt cho dân làng
{keywords}
Dân làng sắp lễ trước cổng nhà, nhiều người vái lạy mỗi khi đội múa và kiệu đi qua
{keywords}
Hội Triều Khúc vẫn giữ nguyên được những truyền thống tốt đẹp
{keywords}
Lễ hội Triều Khúc được tổ chức từ mùng 9 - 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm
{keywords}
 
Trai tráng Hà Nội cơ bắp cuồn cuộn lao vào cướp cầu đầu năm

Trai tráng Hà Nội cơ bắp cuồn cuộn lao vào cướp cầu đầu năm

Chiều mùng 6 Tết, trận chung kết vật cầu truyền thống được người dân Thúy Lĩnh tổ chức với sự tham gia thi đấu của hàng chục thanh niên trai tráng.

Phương Thảo - Video: Xuân Quý - L.Trang