- Khi trẻ chẳng may hóc dị vật do nuốt rau câu hay đuối nước trong chậu, người thân vội vàng đưa tới bệnh viện mà quên thời gian vàng sơ cứu dẫn tới tử vong.

Mới đây, Khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM tiếp nhận trường hợp bé 5 tuổi, ngụ Q.10 được gia đình đưa vào cấp cứu do bị hóc dị vật khi ăn rau câu.

Cách sơ cứu khi trẻ dưới 2 tuổi hóc dị vật:

Theo BS Đinh Tấn Phương - Trưởng khoa cấp cứu BV Nhi Đồng 1, loại rau câu mà bé trai bị hóc là rau câu thuộc dạng viên nhỏ, chứa trong hộp nhựa, được bọc bằng lớp bao mỏng phía trên.

Cách sơ cứu trẻ trên 2 tuổi bị hóc dị vật:

Khi ăn, bé đã tháo nắp đậy và hút mạnh vào miệng. Viên rau câu không may đã rơi vào thanh quản khiến bị bé bị hóc, cả người bắt đầu tím tái.

Người nhà sau đó đưa bé vào bệnh viện cấp cứu nhưng không kịp khi bệnh nhi đã bị ngưng tim, tử vong.

Trưởng khoa cấp cứu BV Nhi đồng 1 cho hay, trong trường hợp trẻ chẳng may hóc dị vật, người nhà nên nhanh chóng sơ cứu trước khi đưa tới cơ sở y tế.
{keywords}
Cách sơ cứu khi trẻ dưới 2 tuổi hóc dị vật

Với trẻ dưới 2 tuổi, người lớn nên vỗ lưng ấn ngực, để làm tăng áp lực đột ngột giúp tống dị vật ra ngoài.

Nếu trẻ trên 2 tuổi thì dùng dùng tay ấn lên lồng ngực, hoặc vùng thượng vị, làm tăng áp lực trong lồng ngực.

Nếu làm cách đó không hiệu quả, trẻ vẫn tím tái thì hà hơi thổi ngạt để nhanh chóng cung cấp máu cho não, oxy cho phổi. Và sau đó gọi cho trung tâm cấp cứu 115.

Trên đường đi đến bệnh viện cũng phải liên tục hồi sức tránh để trẻ ngưng tim, ngưng thở.

Bé đuối nước ngay trong nhà

Ngoài hóc dị vật, bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng thường xuyên tiếp nhận trẻ bị đuối nước. Đặc biệt, nhiều trẻ bị đuối nước ngay trong nhà.

Cách đây không lâu, Khoa cấp cứu tiếp nhận bệnh nhi 17 tháng tuổi bị đuối nước do ngã úp mặt vào chậu nước.

Khi được đưa vào viện, bệnh nhi đã ngưng tim. Dù các bác sĩ cố gắng cứu nhưng bé đã tử vong.

Theo người nhà bệnh nhi, khi ở 1 mình, bé nghịch chậu nước trong nhà và không may bị chúi đầu rồi rơi vào dẫn tới đuối nước. Khi người nhà phát hiện thì bé đã tím tái, liền đưa vào bệnh viện.

{keywords}
Cách hô hấp nhân tạo khi trẻ đuối nước

BS Đinh Tấn Phương cho hay, đơn vị thường xuyên cấp cứu các trường hợp bị đuối nước do ngã úp mặt vào chậu nước trong nhà.

Theo BS Phương, trẻ khoảng 1 tuổi ở giai đoạn bò, tập đi thường rất thích nghịch nước.

Với những chậu, lu nước đầy thì trẻ ít bị ngạt nước nhưng với những chậu nước ít, trẻ thường chúi đầu vào chơi nên dễ té ngã vào trong, dẫn tới tai nạn thương tâm.

Thế nên, nếu nhà nào có trẻ nhỏ, thì phải thường xuyên để mắt tới trẻ, không nên cho bé chơi 1 mình.

Ngoài ra, không nên để các vật chứa nước trong khu vực bé chơi đùa để tránh tai nạn không đáng có.

BS Phương cho biết, trường hợp trẻ không may bị đuối nước thì việc quan trọng để cứu mạng bé chính là cách sơ cứu của gia đình, hoặc người phát hiện ra sự việc.

Thời gian vàng để cấp cứu cho trẻ bị đuối nước chỉ có 4 phút - thời gian vàng. Trong thời gian này, người thân phải cấp cứu để kịp thời hồi sức tim phổi, cung cấp máu, oxy lên não.

Nếu quá 4 phút trẻ sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm. Sau 10 phút thì bé chết não. Cho dù cứu được bé thì để lại di chứng nặng nề như sống thực vật - Trưởng khoa cấp cứu BV Nhi đồng 1 khẳng định.

Khi trẻ chẳng may gặp tai nạn như đuối nước, hóc dị vật, muốn cứu trẻ thì yếu tố quyết định đầu tiên là cách sơ cứu của người nhà, chứ không phải là bác sĩ hay cơ sở y tế - BS Phương nói và nhấn mạnh, người lớn nên học cách sơ cứu trẻ gặp tai nạn để thực hiện có hiệu quả.

Thạch Quý