Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ làm bá chủ trí tuệ nhân tạo, công nghệ sẽ làm thay đổi cuộc sống của loài người trong tương lai.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, người phụ trách chiến lược của tập đoàn Cognizant, ông Malcolm Frank cho rằng cuộc cách mạng của trí tuệ nhân tạo (AI) chỉ là cuộc chiến nội bộ của ba siêu cường. Đó là Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ, Frank cho biết.

Theo Frank, không có một kết quả rõ ràng của cuộc cạnh tranh này. Công nghệ AI sẽ phát triển nhanh ở cả những nền kinh tế nhỏ hơn. Thế nhưng không thể phủ nhận một điều rằng, ba cường quốc kể trên sẽ tạo ra sự khác biệt với phần còn lại của thế giới.  

{keywords}

Với Hoa Kỳ, quốc gia này sở hữu hàng loạt gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Amazon, Google, Tesla. Những công ty này đang đầu tư hàng tỷ USD để khai thác sức mạnh của máy tính, nhằm thay thế một số công việc của con người.

Tại Mỹ, AI đã dần thay thế cho con người ở một vài lĩnh vực như nông nghiệp, và thậm chí là cả y học. Bên cạnh đó là sự phát triển của những chiếc xe tự lái.

Với Trung Quốc, quốc gia này cũng đặt cược vào sự phát triển của trí tuệ nhân tạo. Họ có những tên tuổi lớn như Tencent và Baidu đang cạnh tranh cùng với những doanh nghiệp ở thung lũng Silicon trong việc phát triển các ứng dụng cho AI. Jack Ma, tỷ phú số một Trung Quốc còn đưa ra nhận định rằng, trong tương lai AI thậm chí có thể thay thế cho cả các giám đốc điều hành.

{keywords}

Có một điều khác với ở Hoa Kỳ, đó là sự phát triển công nghệ AI ở Trung Quốc có sự can thiệp và hỗ trợ mạnh mẽ từ phía chính phủ.

Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng. Bắc Kinh muốn trở thành trung tâm của công nghệ trí tuệ nhân tạo vào năm 2030.

Với Ấn Độ, sự góp mặt của công nghệ AI tạo ra một ngành công nghiệp trị giá 143 tỷ USD. Ngành công nghiệp này cũng đem lại cho Ấn Độ khoảng 4 triệu việc làm.

Các công ty hàng đầu Ấn Độ như Infosys, Tata Consultancy Services và Wipro là địa chỉ cung cấp các dịch vụ công nghệ cho những tập đoàn tên tuổi hàng đầu thế giới như Deutsche Bank, Lockheed Martin, IBM hay Microsoft.

Một khách hàng lớn khác của các công ty công nghệ Ấn Độ chính là quân đội Hoa Kỳ. Với những tín hiệu rất tích cực từ phía các công ty Ấn Độ, người ta đang rất lạc quan về tương lai của trí tuệ nhân tạo tại quốc gia này.

Trí tuệ nhân tạo có phải là một hiểm họa?

Rất nhiều người đang lo lắng với những nguy cơ có thể xảy đến cùng với trí tuệ nhân tạo. Nhà sáng lập của Tesla, tỷ phú Elon Musk là một trong những người tích cực nhất với quan điểm này. Cùng với Tesla, hơn 100 chuyên gia hàng đầu khác đang đòi hỏi một lệnh cấm sử dụng trí tuệ nhân tạo vào trong lĩnh vực sản xuất vũ khí.

{keywords}

Theo Malcolm Frank, sự phát triển của trí nhân tạo cần được kiểm soát một cách cẩn thận bởi sự hợp tác giữa các công ty và chính phủ. Điều tương tự cũng đã từng xảy ra với ô tô và máy bay khi chúng mới xuất hiện lần đầu. Chúng ta phải đảm bảo rằng, loài người sẽ nhận được lợi ích từ việc phát triển AI, thay vì những mối hiểm họa từ chúng.

Đối với những lo lắng về việc AI có thể làm gia tăng tình trạng thiếu việc làm, Frank cho rằng trí tuệ nhân tạo thậm chí còn có thể tạo ra nhiều việc làm mới trong tương lai. Việc phát triển động cơ hơi nước đã từng gặp phải những trở ngại nói trên. Và rõ ràng, sự phát triển của động cơ hơi nước đã làm thay đổi cách mà chúng ta đang sống.

Tuấn Nghĩa (Theo CNN)

Những tiết lộ về công nghệ camera tuyệt đỉnh trên LG V30

Những tiết lộ về công nghệ camera tuyệt đỉnh trên LG V30

Với LG V30, LG có vẻ rất tự tin về việc đem đến một mẫu smartphone có chất lượng chụp hình hàng đầu thế giới.

Xem Mỹ chế tạo tàu ngầm 'thần tốc' bằng công nghệ in 3D

Xem Mỹ chế tạo tàu ngầm 'thần tốc' bằng công nghệ in 3D

Mẫu tàu ngầm chất liệu sợi carbon in từ máy in 3D sẽ được phát triển, có thể phục vụ hải quân Mỹ từ năm 2019.

Công nghệ quét 3D trên iPhone 8 sẽ không ai sánh kịp

Công nghệ quét 3D trên iPhone 8 sẽ không ai sánh kịp

Mới đây đã xuất hiện những thông tin chi tiết về cảm biến 3D của iPhone 8, công nghệ lần đầu tiên được đưa vào một chiếc smartphone.