Theo các chuyên gia, nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam có thể ứng dụng blockchain vào các lĩnh vực cụ thể như y tế (quản lý hồ sơ bệnh án), quản lý dữ liệu công dân, chuỗi cung ứng sản phẩm, nông nghiệp (truy xuất nguồn gốc thực phẩm), phát hành cổ phiếu, giao dịch chuyển tiền..."
Blockchain là công nghệ tiên tiến cho phép truyền tải dữ liệu an toàn dựa vào cơ chế mã hóa phức tạp, bằng cách sử dụng nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin mà không đòi hỏi một trung gian được tin tưởng giống như các hệ thống khác. Các thông tin lưu trữ trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ có thể bổ sung thêm dưới sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống.
Trong một chương trình talk show gần đây tại Hà Nội, ông Adam Christopher Chaplin, Giám đốc điều hành nền tảng cầm đồ phi tập trung trên DeFi For You cho rằng, đây là thời điểm vàng để thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ blockchain tại Việt Nam.
Blockchain sẽ mở ra một xu hướng ứng dụng tiềm năng cho nhiều lĩnh vực như theo dõi xuất xứ hàng hóa |
Việt Nam đã bắt đầu triển khai chiến lược giai đoạn 10 năm với mục tiêu trở thành cường quốc tầm trung trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Trên thực tế, chỉ trong 3 năm sau nhiều thập kỷ mờ nhạt trong lĩnh vực số, nhờ “những cải thiện đối với định danh số, công dân số và các thành phần lối sống số”, Việt Nam - đất nước nông nghiệp truyền thống - đã chuyển đổi nhanh chóng đến mức Việt Nam thậm chí đã phát triển robot giáo dục đầu tiên do trí tuệ nhân tạo điều khiển.
Bên cạnh đó, vài năm qua, nhiều tổ chức đã bắt đầu phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm giáo dục, viễn thông, bán lẻ, y tế và các lĩnh vực khác, không chỉ từng bước chiếm lĩnh thị trường, mà còn thu về lợi nhuận khổng lồ.
Chiến lược trí tuệ nhân tạo giai đoạn 10 năm: Việt Nam đã bắt đầu triển khai chiến lược giai đoạn 10 năm với mục tiêu trở thành cường quốc tầm trung trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Chiến lược rộng lớn, nhưng khiêm tốn: đến năm 2025, Việt Nam hy vọng đưa trí tuệ nhân tạo “trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam” và “nằm trong nhóm 5 nước dẫn đầu khu vực ASEAN và nhóm 60 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo”.
Đến năm 2030, Việt Nam hy vọng nằm trong nhóm 04 nước dẫn đầu khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới. Chiến lược yêu cầu hình thành được 03 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về trí tuệ nhân tạo, 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo trọng điểm, đồng thời yêu cầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo rộng rãi trong hành chính công, dịch vụ công trực tuyến, giúp giảm thời gian xử lý công việc, nhân lực bộ máy, giảm thời gian chờ đợi và chi phí của người dân.
Giai đoạn 2025 - 2030, chiến lược đặt mục tiêu hình thành được 03 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về trí tuệ nhân tạo; xây dựng các thương hiệu trí tuệ nhân tạo uy tín trong khu vực; phát triển được 3 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao; kết nối được các hệ thống trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán hiệu năng cao trong nước, tạo thành mạng lưới chia sẻ năng lực dữ liệu lớn và tính toán phục vụ trí tuệ nhân tạo; hình thành được 50 bộ dữ liệu mở, liên thông và kết nối trong các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế - xã hội phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam muốn, giảm thời gian chờ đợi và xử lý công việc, nhân lực bộ máy và các chi phí liên quan khác.
Hằng Nga