Trung Quốc tiếp tục trì hoãn những nỗ lực đa phương để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.

Bài viết của nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore Barry Wain. Tác giả từng là biên tập của nhật báo Phố Wall châu Á.

Ngoại trưởng Mỹ và người đồng cấp Trung Quốc. Ảnh: Wall Street Journal

Các chính khách không tiếc lời ca ngợi và coi đó là bước đột phá ngoại giao, giới phân tích thì nhanh chóng khẳng định sự lạc quan. Nhưng trên thực tế, thoả thuận ký kết tháng trước giữa Trung Quốc và ASEAN xung quanh mối quan hệ Biển Đông lại chẳng thay đổi điều gì.

Gặp gỡ tại Bali, hai bên đã nhất trí về tám hướng dẫn thực thi Tuyên bố Hành xử của các bên ở Biển Đông thông qua năm 2002. Trong bản tuyên bố, họ cam kết giải quyết những bất đồng một cách hòa bình, nỗ lực tự kiềm chế, và không làm gì để "phức tạp hóa hay leo thang tranh chấp".

Thỏa thuận Bali có thể chỉ vì ASEAN đã từ bỏ khẳng định rằng, hướng dẫn phải được bàn thảo giữa 10 nước thành viên ở tư cách một nhóm trước khi thảo luận với Trung Quốc. Điều này về cơ bản là sự nhượng bộ vô nghĩa. Các thành viên ASEAN dù thế nào cũng tự thảo luận với nhau, thực tế là họ có bổn phận như vậy, và Trung Quốc biết điều đó. Toàn bộ thỏa thuận như một trò đố chữ làm xói mòn bất cứ tuyên bố nào cho rằng, nó là dấu hiệu của tiến triển thực sự.

ASEAN và Trung Quốc giờ đây đã trở lại gần nơi họ bắt đầu khi ký kết tuyên bố, mà bản thân tuyên bố ấy không mang lại sự thỏa mãn cho một bộ quy tắc hành xử thực sự. Bắc Kinh và các nước Đông Nam Á đã lãng phí 9 năm với một kết quả không có thực tế. Họ đã lao vào một trò chơi tuyên truyền chính trị - ngoại giao hơn là nỗ lực nghiêm túc để quản lý các khả năng xung đột tại Biển Đông.

Trong nhiều năm, ASEAN đã thuyết phục Trung Quốc nhất trí về một bộ quy tắc hành xử ràng buộc chặt chẽ hơn, có thể ngăn chặn Bắc Kinh khỏi việc xây dựng những tiền đồn quân sự mới hay tiến hành các hành động khiêu khích khác trong khu vực. Một thỏa thuận như vậy có thể bao gồm những đặc điểm địa lý cụ thể, xác định hành vi cụ thể có thể bị coi là không thể chấp nhận được và bao gồm những biện pháp trừng phạt nếu vi phạm quy tắc.

Trung Quốc phản đối, nhưng như những gì đã làm từ một thập niên trước, họ nhất trí về một thỏa thuận mơ hồ. Trong khi Trung Quốc chấp nhận rằng, một bộ quy tắc hành xử là mục tiêu đáng mong muốn, thì tự họ lại làm mọi cách để ngăn chặn bộ quy tắc ấy bằng cách khẳng định trong tuyên bố rằng, bất cứ thỏa thuận nào đều cần đạt được bằng sự đồng thuận.

Bước đi tạm thời

Cả hai bên đều thúc đẩy tuyên bố, coi nó như bước tạm thời đánh dấu sự tin tưởng chính trị ở mức cao hơn giữa họ và góp phần vào hòa bình, ổn định ở Biển Đông - nơi diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và bốn nước Đông Nam Á, trong đó Trung Quốc tự đưa ra tuyên bố chủ quyền lớn nhất, hầu như bao trùm toàn bộ vùng biển. Trong khi đó, Đông Nam Á lại đang tận hưởng những lợi ích từ việc Trung Quốc gia tăng thương mại và đầu tư thông qua một thỏa thuận tự do thương mại ký kết năm 2002.

Tuyên bố đã minh chứng là không có hiệu quả. Mặc dù không một bên tuyên bố chủ quyền nào vi phạm các điều khoản xâm chiếm đảo đá hoặc đảo san hô không có người ở, nhưng một số bên lại áp dụng những cách thức khác để củng cố tuyên bố chủ quyền của mình, và gây hấn nhất chính là Trung Quốc - với bản đồ 9 đoạn khẳng định chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông. Sau ít năm tương đối yên bình, căng thẳng trong khu vực lại gia tăng nguy hiểm trở lại.

Trong khi đó, sứ mệnh của Nhóm làm việc chung ASEAN - Trung Quốc trong việc thực thi tuyên bố lại bị đình trệ xung quanh phản ứng của Bắc Kinh về việc ASEAN thảo luận riêng rẽ trước khi gặp gỡ với Trung Quốc. Trung Quốc khăng khăng rằng, tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết song phương giữa các bên tuyên bố chủ quyền, chứ không theo con đường đa phương. Và quan chức ASEAN thì không hề nghi ngờ về việc Trung Quốc sử dụng vấn đề này để biện minh cho việc không thực thi tuyên bố.

Vào tháng 7, khi Diễn đàn Khu vực ASEAN tới gần, tất cả các bên quyết định "chiến thuật xác định lại quan điểm và làm dịu căng thẳng khi thời gian tới gần". Và ít nhất Trung Quốc đã phải thừa nhận, dù rất khôn khéo. Họ cho phép "hồ sơ tóm tắt" cuộc gặp giữa các quan chức Trung Quốc và ASEAN bao gồm cả ghi chú rằng, ASEAN có ý định tiếp tục tham vấn giữa các thành viên.

Tránh can thiệp từ Mỹ

Các nhà chiến lược thiết thực ở Đông Nam Á biết rằng, thông qua những hướng dẫn thực hiện tuyên bố hầu như không có tác dụng trong việc kiềm chế cách hành xử ngày một gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Sự kiềm chế đích thực với Trung Quốc là việc hiện diện của Hải quân Mỹ và cần phải có một mối quan hệ Mỹ - Trung ổn định.

Mỹ đã can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ ít nhất một lần. Năm ngoái, tại Diễn đàn khu vực ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố, Mỹ có "lợi ích quốc gia" trong tự do hàng hải ở Biển Đông. Nói về thỏa thuận năm 2002, bà nói: "Chúng tôi khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận về một bộ quy tắc ứng xử".

Bắc Kinh hầu như chắc chắn nhất trí các hướng dẫn vì họ muốn trấn an ASEAN sau khi các tàu Trung Quốc dính dáng tới một số sự cố ở Biển Đông, khiến cả Việt Nam và Philippines lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Có lẽ Trung Quốc không muốn các thành viên ASEAN khuyến khích người Mỹ can thiệp lần nữa.

Mặc dù Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì nói rằng, nước này sẽ bắt đầu một bộ quy tắc hành xử "ở thời gian thích hợp", nhưng quan chức Đông Nam Á vẫn hoài nghi điều đó. Họ đơn giản không tin là Bắc Kinh đã thay đổi. Thực tế là, họ cho rằng Trung Quốc lại tìm ra cái cơ khác để hoãn thực thi tuyên bố.

Trung Quốc có thể đã tìm ra một cái cớ. Theo quan chức ngoại giao Đông Nam Á, Bắc Kinh gần đây thông báo với ASEAN rằng, họ muốn xóa bỏ sự nhượng bộ nhỏ nhặt - ý định tham vấn của ASEAN - ra khỏi "hồ sơ tóm tắt".

Thái An (theo Wall Street Journal)

Đón quan chức Mỹ kiểu... Trung Quốc
Bắc Kinh có thói quen chào mừng các quan chức cấp cao Mỹ tới viếng thăm bằng cách ra mắt những khí tài quân sự hiện đại nhất, được thiết kế để đối trọng với Mỹ.
 
Khi ASEAN khó xử với Trung Quốc
Một câu hỏi được đặt ra với các nước Đông Nam Á trong mối quan hệ với TQ: Nên ràng buộc bởi những mối quan hệ nào - thương mại và gia tăng thịnh vượng hay an ninh quốc gia?
 
Tàu sân bay: Thông điệp chủ quyền của Trung Quốc
Chưa chính thức mang một cái tên TQ, nhưng công dân mạng gọi tàu Varyag là Thi Lang - tên vị đô đốc TQ đã chinh phục Đài Loan thế kỷ 17...
 
Tên lửa: Kế hoạch đánh bại Mỹ của Trung Quốc
Dù không ít nỗ lực phô trương sự hiện đại, nhưng quân sự Trung Quốc có thể yếu hơn nhiều người suy đoán, đặc biệt nếu so sánh với Mỹ.