Quy định mới, có tên gọi "Tiêu chuẩn tùy nghi xử phạt hành chính nghề cá trên biển", được Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc và Hải cảnh Trung Quốc ban hành, có hiệu lực từ ngày 26/11, nhưng phải tới ngày 23/12 mới được công bố trên cổng thông tin của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc.
Theo quy định trên, ngư dân nước ngoài có thể bị phạt tới 400.000 nhân dân tệ (tương đương 62.700 USD) nếu bị phát hiện có hoạt động đánh bắt trong "vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa" mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền mà không được nước này đồng ý. Những ngư dân này cũng có thể bị hải cảnh Trung Quốc xua đuổi và tịch thu ngư cụ.
Nếu ngư dân nước ngoài bị phát hiện đánh bắt trong khu vực bị Trung Quốc tuyên bố là "lãnh hải", hoặc trong phạm vi rất gần bờ biển Trung Quốc, họ có thể bị phạt tới 500.000 nhân dân tệ (tương đương 78.500 USD) và bị tịch thu tàu thuyền.
Quy định mới còn cảnh báo, nếu các "hoạt động bất hợp pháp" xảy ra tại một khu vực mà chính quyền địa phương đã quy định mức xử phạt nặng hơn, thì sẽ áp dụng hình phạt của địa phương trước.
Giới chức Trung Quốc cho hay, các quy định mới được đưa ra nhằm tiêu chuẩn hóa các hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực nghề cá và "đảm bảo công bằng, chính đáng và hợp lý". Theo thông tin trên trang web của chính phủ Trung Quốc, quy định mới đang được thử nghiệm trước khi có hiệu lực lâu dài.
Tàu hải cảnh Trung Quốc. Ảnh: SCMP |
Đây không phải lần đầu Trung Quốc đơn phương đưa ra các quy tắc mang tính áp đặt trên biển. Từ năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực.
Đầu năm nay, Trung Quốc đã thông qua luật cho phép hải cảnh dùng vũ lực với tàu nước ngoài hoạt động trong vùng biển mà nước này đơn phương tuyên bố "chủ quyền", động thái có thể khiến căng thẳng gia tăng trong khu vực.
Khi bình luận về luật hải cảnh này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trong thông cáo hồi tháng 1 đề nghị các nước khi ban hành và triển khai văn bản pháp luật quốc gia liên quan đến biển cần tuân thủ luật pháp, điều ước quốc tế mà mình là thành viên, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)
"Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển phù hợp với UNCLOS và sẽ kiên quyết, kiên trì các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền hợp pháp, chính đáng đó", Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
>>> Đọc tin thế giới trên VietNamNet
Việt Anh
Oanh tạc cơ Trung Quốc tập trận ném bom, rải thủy lôi trái phép ở Biển Đông
Trung Quốc gần đây đã điều động máy bay ném bom chiến lược H-6J tham gia tập trận bắn đạn thật trái phép ở Biển Đông.
Mỹ, EU lo ngại “hành động đơn phương” của Trung Quốc ở Biển Đông
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) bày tỏ lo ngại sâu sắc về những hành động đơn phương của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh hai bên cần thiết phải tiếp xúc chặt chẽ để quản lý sự cạnh tranh với Bắc Kinh.