Sự kình địch giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang ngày càng nóng khi tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia được vũ trang hạt nhân diễn ra cả ở đất liền lẫn trên biển.

Cuộc đối đầu giữa hai nước tại cao nguyên Doklam của Bhutan bùng phát khi Trung Quốc triển khai một dự án mở đường gây tranh cãi tại khu vực tranh chấp và Bhutan đề nghị Ấn Độ trợ giúp. Hiện, bất đồng giữa hai ông lớn của khu vực đã bước sang tháng thứ hai và binh sĩ hai nước đều đang chĩa súng vào nhau.

{keywords}
Ảnh: Breibert

Tuy nhiên, xung đột mới trong quan hệ hai nước lại nảy sinh khi New Delhi ngày càng lo ngại về sự hiện diện của hải quân Trung Quốc tại sân sau của nước này: Ấn Độ Dương.

"Trong khi khủng hoảng Doklam vẫn kéo dài, Trung Quốc sẽ tìm nhiều cách để gây sức ép với Ấn Độ, cả trên biên giới đất liền lẫn những nơi khác. Việc này sẽ làm cho cuộc đua tranh đang diễn ra giữa hai nước thêm phần phức tạp", CNBC dẫn lời nhà nghiên cứu Shashank Joshi tại Viện Các quân chủng thống nhất hoàng gia Anh cho hay.

Thực vậy, cuộc diễn tập hải quân Malabar gần đây giữa Mỹ, Ấn Độ và Nhật luôn được hiểu là một phản ứng phối hợp nhằm đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

Trước khi cuộc diễn tập Malabar diễn ra, truyền thông Ấn Độ đưa tin, nhiều tàu hải quân Trung Quốc bất ngờ xuất hiện tại khu vực, khoảng 13-14 tàu trong vòng 2 tháng. Trong số này có cả tàu khu trục hạng Luyang II, tàu nghiên cứu thủy văn học và tàu thu thập tin tình báo, tàu ngầm.

"Sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương là dấu hiệu cho thấy một thay đổi về bản chất", ông Joshi nói.

Chuyên gia này cũng nhấn mạnh Trung Quốc đã tăng cường tuần tra trên biển và quyết định đưa quân tới một căn cứ quân sự ở Djibouti hôm 12/7 là lần triển khai quân ra nước ngoài trong thời gian dài đầu tiên trong gần 60 năm của Bắc Kinh.

"Căn cứ quân sự ở Djibouti không chỉ là nền tảng mà từ đó Trung Quốc có thể phóng sức mạnh ra khu vực tây Ấn Độ Dương mà còn biện minh và hỗ trợ cho số lượng lớn các chuyến tuần tra khắp đông và trung Ấn Độ Dương của hải quân nước này", Joshi nói thêm.

Hoài Linh

Điều gì khiến tranh chấp Trung-Ấn bỏng rẫy?

Điều gì khiến tranh chấp Trung-Ấn bỏng rẫy?

Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia được vũ trang hạt nhân, với tổng dân số 2,7 tỷ người, đang kẹt trong bế tắc quân sự vì một vùng đất ở Bhutan.

Ấn Độ mở đường hầm tới thẳng biên giới Trung Quốc

Ấn Độ mở đường hầm tới thẳng biên giới Trung Quốc

Tổ chức đường sá biên giới (BRO) của Ấn Độ sẽ mở các đường hầm hai làn, vòng qua một con đèo trên núi tại Arunachal Pradesh để tới biên giới với Trung Quốc nhanh hơn.

Báo Trung Quốc kêu gọi chiến tranh với Ấn Độ

Báo Trung Quốc kêu gọi chiến tranh với Ấn Độ

Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc vừa kêu gọi 'dạy' cho Ấn Độ bài học thứ hai.

Trung Quốc cảnh báo cứng rắn với Ấn Độ

Trung Quốc cảnh báo cứng rắn với Ấn Độ

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo sẽ tăng cường triển khai quân và diễn tập ở biên giới Trung-Ấn nếu Ấn Độ không rút quân ngay lập tức khỏi điểm ngã ba ở Bhutan.

Đọ sức mạnh quân sự Trung - Ấn

Đọ sức mạnh quân sự Trung - Ấn

Vượt trội về sức mạnh quân sự tổng quan nhưng Trung Quốc không dễ đánh bại Ấn Độ trong viễn cảnh hai nước giao tranh.

Giải mã chiến lược "chạm ngõ NATO" của Trung Quốc

Giải mã chiến lược "chạm ngõ NATO" của Trung Quốc

Trung Quốc lần đầu tiên quyết định tập trận hải quân chung với Nga tại biển Baltic có thể liên quan tới một chiến lược quân sự hồi Thế chiến II.

5 siêu vũ khí giúp Trung Quốc chiếm ưu thế trước Ấn Độ

5 siêu vũ khí giúp Trung Quốc chiếm ưu thế trước Ấn Độ

Trung Quốc nắm trong tay nhiều loại vũ khí tầm xa với độ chính xác cao, đủ khả năng vô hiệu hóa lực lượng ở biên giới Ấn Độ nếu xung đột nổ ra.