Cảnh sát yêu cầu nhà điều hành trang mạng đã phát tán đề thi tuyển sinh đại học vào cuối tuần qua phải tiết lộ danh tính của các cá nhân hay tổ chức đã sử dụng dịch vụ của họ để làm tổn hại đến kỳ thi tuyển sinh của bốn trường ĐH lớn.

TIN BÀI KHÁC


Giám đốc điều hành ĐH Waseda – ông Aiji Tanaka, giơ phiếu trả lời câu hỏi bài thi tuyển sinh ĐH trong buổi họp báo ở Tokyo hôm thứ hai. 

Theo một số nguồn tin, các điều tra viên muốn Yahoo Japan Corp- tập đoàn sở hữu trang web hỏi đáp phổ biến Yahoo Chiebukuro- đưa ra chi tiết các địa chỉ đã đăng nhập và những dữ liệu khác liên quan đến vụ gian lận tuyển sinh lớn nhất Nhật Bản này.

Phát ngôn viên của Yahoo cho hay, họ sẽ hợp tác tích cực với các cơ quan chức năng nhưng cũng nhấn mạnh thêm rằng, họ vẫn phải quan tâm đến nguyên tắc bảo mật thông tin trên mạng truyền thông.


Các quan chức thì “ngầm” cảnh báo công ty này nên tuân thủ những yêu cầu của nhóm cảnh sát điều tra.


Sau vụ gian lận trên, kỳ thi tuyển sinh ở các trường ĐH Kyoto, Doshisha, Waseda, và Rikkyo đều bị ảnh hưởng. Cả bốn trường ĐH đều đã trình báo cảnh sát về vụ việc là nộp đơn khiếu nại lên các cơ quan chức năng.


Cảnh sát Tokyo và Kyoto cho rằng, hành vi gian lận này có thể cấu thành tội danh đe dọa an ninh mạng


Thủ phạm có thể phải đối mặt với án tù 3 năm hoặc bị phạt đến 500.000 Yên (6.120 đôla).


Theo các nguồn tin, mỗi trường sẽ có những cách giải quyết vụ việc khác nhau, bởi trường ĐH Kyoto- nơi đề thi bị rò rỉ, chưa công bố kết quả, còn ba trường kia thì đã công bố kết quả tuyển sinh.


Theo tài liệu của Yahoo Chiebukuro, nichname "aicezuki" đã đăng tài 27 bài viết từ 22/12/2010 đến 26/2/2011.


Nhiều câu hỏi liên quan đến các bài tập trong sách luyện thi, một số khác là những câu trả lời ngẫu nhiên, ví dụ như về chuyện tình cảm lãng mạn hay làm thế nào để tự tử bằng cách dùng thuốc không cần kê đơn.


Một bài viết đăng tải hôm 25/2 về câu hỏi toán học trong chương trình khoa học cơ bản tại ĐH Kyoto có một dấu mũ hình chữ V ở giữa chữ cái “x” và số “2”.


Sau đó, người ta đã giải mã được ký hiệu này, nghĩa là “x bình phương”. Tương tự “vecto OA” được ký hiệu là một mũi tên chỉ vào hai chữ cái O và A.


Theo một chuyên gia công nghệ thông tin tại một trường ĐH vùng Kansai, hai ký hiệu đó đều “tuân theo những nguyên tắc giải thích các vấn đề toán học trên Internet”


Điều đó chứng tỏ rằng, người viết rất thông thạo máy tính cá nhân và có thể truyền tải thông điệp thông qua các công thức toán học.


Ông Yusuke Kishi- tác giả cuốn
‘Bài học của tội ác” (viết về những vụ gian lận giả tưởng sử dụng điện thoại di động), cho rằng thủ phạm có thể không muốn được nhân vào các trường ĐH mà chỉ có ý trêu đùa.

Trên thực tế, từ một bảng thông tin trực tuyến được sử dụng để thu hút đông đảo người xem, có thể suy luận rằng, kẻ gian lận này đang tìm kiếm “sự nổi tiếng”


 “Tôi cho rằng, động cơ của thủ phạm là để phơi bày sự giám sát lỏng lẻo trong các kỳ thi, hoặc để khoe khoang khả năng tránh được các biện pháp quản lý chặt chẽ để dễ dàng phát tán thông tin trên mạng”

Ông Takeo Goto- làm việc cho công ty tư vấn Morigami Research and Consultation for Education, trụ sở Tokyo, cho hay, có khả năng là có nhiều người cùng sử dụng một tài khoản và mật khẩu để tấn công các trường ĐH khác nhau.


Lơ Nguyễn
(Theo Asahi)