Với mong muốn tìm hiểu về hoạt động xuất bản, xu hướng và thị trường xuất bản sách tại các nước Asean, nhân dịp Hội sách Hà Nội 2019 – Thành phố vì hoà Bình, ThaiHaBooks tổ chức giao lưu với các đại diện lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản các nước với chủ đề: “Hoạt động xuất bản và thị trường sách tại các nước Asean”. 

Quan tâm đặc biệt tới sách giáo khoa 

Ông Dominador D. Buhain, Chủ tịch Tập đoàn Xuất bản Rex, Philippines, Chủ tịch Hiệp hội Xuất bản Asean, Chủ tịch Hiệp hội Xuất bản Châu Á Thái Bình Dương cho rằng: “Bản thân tôi cũng bỏ tiền cá nhân để có một buổi hội thảo chung cho các nước Asean tại Hội sách lớn nhất thế giới”. Đặc biệt năm vừa rồi, Indonesia, lần đầu tiên một quốc gia Đông Nam Á, được làm khách mời danh dự tại Hội sách thế giới tổ chức tại Frankfurt, Đức.

Ông Dominador D. Buhain nhấn mạnh, vượt qua rào cản ngôn ngữ là điều cần thiết để phát triển. Ông cho rằng, khi dùng chung một thứ tiếng rất tốt cho việc trao đổi và ngành xuất bản muốn phát triển thì muốn hay không muốn, chúng ta phải đầu tư vào sách giáo dục. Sách giáo dục vô cùng cần thiết cho tất cả các quốc gia. 

{keywords}
Các khách mời tại buổi giao lưu. 


Ông cho rằng, nên để cả các nhà xuất bản tư nhân cùng xuất bản sách giáo khoa, Phần Lan là một ví dụ về việc thúc đẩy giáo dục và họ đã thúc đẩy mạnh xuất bản sách giáo dục và đầu tư cho giáo dục tốt. “Chỉ có quan tâm cho xuất bản sách giáo dục, việc xuất bản tương lai sẽ tốt”, ông Dominador D. Buhain chia sẻ. 

Bà Sonia A. Santiago, Thư ký Ủy ban Sách Quốc Gia, Hiệp hội Nhà xuất bản giáo dục Philippines chia sẻ, ở nước bà có Ủy ban sách giáo khoa và văn hoá đọc, dưới uỷ ban có nhiều hội nhỏ có trách nhiệm phát triển văn hoá đọc. “Chúng tôi luôn nhấn mạnh xuất bản sách giáo dục, tôi là Tổng thư ký của các nhà xuất bản làm sách giáo dục tôi nhận thấy rằng sách giáo dục vô cùng cần thiết. Nước tôi sách giáo dục do tư nhân làm và làm rất tốt. Việc phát triển văn hoá đọc rất quan trọng, tôi tổ chức nhiều hội thảo các lĩnh vực khác nhau trong đó có cả hội thảo về việc đọc sách điện tử. Tuy nhiên, tôi tin vào sách giấy, cảm xúc cầm cuốn sách đọc dưới ánh đèn nến lung linh cảm xúc lãng mạn hơn nhiều cầm một thiết bị điện tử để đọc”

Bà Laura Prinsloo, Chủ tịch Ủy ban Sách Quốc gia Indonesia chia sẻ, đất nước bà có 17 nghìn hòn đảo, 7000 ngôn ngữ được sử dụng nhưng liên kết với nhau bằng ngôn ngữ chung – Indonesia. Bà tự hào rằng đất nước Indonesia có nhiều nhà xuất bản nhất - 3000 nhà xuất bản. “Chúng tôi kiếm nhiều tiền từ xuất bản sách giáo khoa”, bà Laura chia sẻ.

“Chúng tôi quan niệm sách cũng là ngành công nghiệp và chúng ta phải tư duy theo cách đó. Nếu tư duy hẹp hòi, nhiều người nghĩ rằng sách chỉ là sách, nó chỉ là cuốn sách mà thôi. Nhưng nếu tư duy rộng hơn từ cuốn sách có thể làm thành phim, làm trò chơi điện tử,... Tư duy ngắn thì không thể làm sách. Có người nghĩ tiêu cực rằng ngành xuất bản đang chết, thực ra chúng tôi nghĩ đó là ngành năng động, nghĩ thế nên chúng tôi mang lại thu nhập không lồ từ sách”, bà Laura chia sẻ.

Bà Laura đặt câu hỏi: “Chúng ta đều muốn phát triển một thị trường sách chung dành cho các nước Đông Nam Á thì làm cách nào để xây dựng một quy chuẩn chung, một nền tảng chung cho văn hoá đọc ở khu vực này?” 

Hỏi và tự trả lời, bà Laura nghĩ rằng các quốc gia Đông Nam Á cần xây dựng một nền tảng online, một website chung để các quốc gia có thể đề xuất những cuốn sách bán chạy, hay các chính sách hỗ trợ dịch thuật từ chính các nước Asean. 

{keywords}
Khuyến khích người trẻ đọc sách.


Khuyến khích người trẻ đọc sách

Ông Aung Si Thar, Thành viên Ủy ban điều hành Hiệp hội các Nhà xuất bản và Phát hành sách Myanmar chia sẻ ở nước ông có hơn 2000 nhà xuất bản nhưng chỉ có hơn 200 nhà xuất bản hoạt động tốt, tích cực. Việc đọc ở đất nước này còn kém. Ông nhấn mạnh vai trò của mạng xã hội trong tương lai đối với sự phát triển của sách và Myanamar mới thông qua luật bản quyền – trước đó các nhà xuất bản hoạt động lung tung giờ phải quy củ hơn, đương nhiên khó khăn hơn. 

Ông Hasri Hasan, Phó TGĐ Thành phố Sách Kotabuku, Malaysia chia sẻ: “Năm 2010 bình quân mỗi người dân đọc 8 cuốn/ năm, tới năm 2014 là 15 cuốn/người/năm. Số liệu có vẻ tốt nhưng thực tế không phải như vậy, các nhà xuất bản vẫn kêu ca hoạt động không tốt, tìm hiểu gốc rễ của vấn đề tôi thấy: văn hóa đọc vẫn chưa thực sự phát triển. Ngồi suy nghĩ 1 cách nghiêm túc, nhìn lại bản thân, vấn đề của những người đứng đầu và các tổ chức là chưa tính toán một cách rõ ràng, con số thống kê chưa chuẩn. 

Nếu đọc thì mọi chuyện giải quyết một cách dễ dàng. Chúng tôi sẽ đẩy mạnh đọc điện tử vì theo điều tra ở nước tôi, tổng mỗi người ngày có 30 lần đọc thông tin trên các thiết bị điện tử. Chỉ cần 1 lần đọc sách có phải tốt không. Chúng tôi đang tính rằng người dân khi mở thiết bị điện tử ra là sách “đập” ngay vào mắt họ”, Hasri Hasan chia sẻ.

“Chúng ta cần số hóa sách, tăng chất lượng và khuyến khích người trẻ đọc sách nhiều hơn, khuyến khích sự giao lưu giữa các công ty xuất bản sách tại các nước Đông Nam Á nhiều hơn. Và để một cuốn sách thu hút không chỉ dựa vào chiến lược marketing mà chính từ tâm của người làm sách”, bà Sonia A. Santiago kết lại hội thảo.

Tình Lê

Hội sách Hà Nội 2019 giảm giá sâu để thu hút độc giả

Hội sách Hà Nội 2019 giảm giá sâu để thu hút độc giả

Nhiều người đam mê đọc sách đã tới Hội sách Hà Nội 2019 tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long để chọn cho mình được cuốn sách yêu thích.