XEM CLIP:

Bàn về vấn đề giáo dục tại phiên thảo luận kinh tế xã hội chiều nay, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò (ĐBQH tỉnh Hà Giang) chia sẻ, ông vẫn nói với đồng bào các dân tộc là chả ai tốt bằng Đảng, Nhà nước mình.

Theo ông, đồng bào không hiểu vấn đề sinh đẻ có kế hoạch, đẻ rất nhiều; đi nương rẫy, đi đâu cũng phải cõng theo con. 

{keywords}
Thiếu tướng Sùng Thìn Cò: Phải tin Đảng, Nhà nước, không được tin các kẻ tung tin trên mạng xã hội nói xấu. Ảnh: Minh Đạt

"Bây giờ Đảng, Nhà nước rất quan tâm, chính sách rất tốt, nhà trẻ tận thôn bản, bà con mình bây giờ con đều gửi hết cho các cô giáo.

Buổi trưa còn được Đảng, Nhà nước cho ăn cơm trưa. Các cháu trắng trẻo, xinh xắn, phát triển rất tốt, biết nói tiếng phổ thông ngay từ nhỏ. Vào học lớp 1 rất thuận lợi, tiếp cận nhận mặt chữ rất tốt", Thiếu tướng Sùng Thìn Cò nói.

ĐB nhấn mạnh: "Bà con tin ai? Phải tin Đảng, Nhà nước, không được tin các kẻ tung tin trên mạng xã hội nói xấu Đảng, Nhà nước, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân".

Thực tế còn nhiều thôn bản ở vùng biên giới xa xôi, vùng sâu, vùng xa có kinh tế đặc biệt khó khăn, đường, điện, nước sạch chưa có, lớp học cũng chưa có. Thiếu tướng bày tỏ, bà con rất mong có đường để đi, có điện để thắp sáng, được xem ti vi, xem ti vi sẽ nâng cao được nhận thức của đồng bào, sẽ biết được đất nước mình phát triển thế nào.

"Nhân dân cứ tin tưởng vào quân đội. Quân đội trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Quân đội được huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu tốt, không để bị bất ngờ...”, tướng Sùng Thìn Cò nói.

Hiện tượng bão mạng đang tạo nên áp lực cho tâm lý xã hội?

Thảo luận trước đó, ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) cho hay, không phủ nhận rằng hệ thống kết nối thông tin qua mạng xã hội có những ảnh hưởng rất tích cực tới đời sống của người dân, nhưng mặt trái của mạng xã hội cũng đang có những tác động tiêu cực khiến tâm lý xã hội hoang mang.

{keywords}
ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa: Chủ động hơn trong việc thanh lọc, hạn chế tin xấu, tin độc. Ảnh: Minh Đạt

Theo bà, ai trong số chúng ta, bất cứ lúc nào đấy cũng có thể trở thành nạn nhân của sự tấn công vô hình từ các trang mạng xã hội.

“Cử tri đã từng đặt câu hỏi với chúng tôi là trong một số sự việc giữa mạng xã hội và kênh thông tin chính thức của Chính phủ, kênh nào đang đóng vai trò dẫn dắt dư luận?

Có hay không hiện tượng bão mạng đang tạo nên áp lực cho tâm lý xã hội và buộc các cơ quan quản lý nhà nước phải chạy theo để xử lý?”, nữ ĐB đặt câu hỏi.

Bà đề nghị Chính phủ cần có giải pháp mạnh mẽ hơn, chủ động hơn trong việc thanh lọc, hạn chế tin xấu, tin độc, nâng cao vai trò của các cơ quan truyền thông trong việc kịp thời định hướng thông tin dẫn dắt dư luận.

ĐB Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) cho biết, luật An ninh mạng được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.

Tuy nhiên, trong thực tế thời gian qua công tác quản lý mạng xã hội vẫn chưa chặt chẽ. Mặc dù luật An ninh mạng đã có quy định những điều cấm nhưng trên mạng vẫn diễn ra nhiều hình ảnh, những thông tin xấu, độc, bịa đặt, nói xấu cán bộ, chế độ nhưng vẫn chưa có giải pháp căn cơ, làm ảnh hưởng xấu đến lối sống và trật tự an toàn xã hội.

ĐB cho rằng, việc triển khai thực hiện luật chưa hiệu quả, nhiều nội dung của luật chưa đi vào cuộc sống.

Bà Phúc đề nghị Chính phủ cần sớm có đánh giá việc triển khai thực hiện luật An ninh mạng để từ đó có giải pháp tăng cường hơn nữa công tác quản lý, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng để người dân sử dụng mạng theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.

Hương Quỳnh - Trần Thường - Thu Hằng

Tướng Nghĩa: Độc lập chủ quyền không nhân nhượng, có đối sách phù hợp

Tướng Nghĩa: Độc lập chủ quyền không nhân nhượng, có đối sách phù hợp

Theo Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, chúng ta kiên trì bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, trong từng tình huống cụ thể phải có sách lược phù hợp.