Sứ mệnh đưa tàu vũ trụ lên Sao Hỏa của UAE sẽ được triển khai vào ngày 14/7 này và dự kiến sẽ đi vào quỹ đạo quanh Sao Hỏa vào tháng 2 năm 2021, ở đó nó sẽ thu thập dữ liệu về bầu khí quyển của sao Hỏa, bao gồm xem xét mối quan hệ giữa tầng trên và tầng dưới của bầu khí quyển và quan sát cách mà bầu khí quyển thay đổi giữa các mùa.

Tàu vũ trụ không người lái mà UAE thực hiện phóng lên sao Hỏa lần này có tên là Hope (Hy vọng) có khối lượng 1.500 kg bao gồm cả nhiên liệu và chiều dài chưa đến 3 mét. Nó được trang bị ba cánh pin mặt trời để cung cấp năng lượng cho việc sạc pin, tổng công suất hoạt động chỉ 477 watt.

{keywords}
UAE sẽ làm nên lịch sử với sứ mệnh đưa tàu vũ trụ lên sao Hỏa

Trao đổi với phóng viên báo chí trong một cuộc họp báo, ông Pete Withnell, Giám đốc chương trình nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Vật lý khí quyển và không gian tại Đại học Colorado Boulder, đồng thời là nhà khoa học về nhiệm vụ Hope cho biết, việc vươn tới sao Hỏa là một thách thức lớn đối với bất kỳ cơ quan nào, đặc biệt là khi cố gắng đến đó lần đầu tiên. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn, có thể so sánh như việc một cung thủ bắn trúng mục tiêu 21 millimét với khoảng cách 1 km.

Khi được hỏi liệu ông có lo lắng về kết quả của nhiệm vụ hay không sau khi xem xét những thất bại gần đây của Ấn Độ và Israel khi hạ cánh trên mặt trăng, Omran Sharaf, Trưởng dự án cho sứ mệnh Hope cho rằng, ngay cả khi tàu vũ trụ không đến được Sao Hỏa, nhiệm vụ sẽ vẫn đáng để theo đuổi. “Đây là một thách thức lớn và đầy rủi ro. Đối với UAE, việc lên được sao Hỏa là một trong những mục tiêu của chúng tôi. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhiệm vụ thất bại nếu chúng tôi không đưa được tàu vũ trụ lên đó”.

Mục đích của tàu vũ trụ Hope là thu thập dữ liệu về bầu khí quyển sao Hỏa, xem xét cả bầu khí quyển trên và dưới sao Hỏa cũng như cách mà chúng tương tác và thay đổi qua các mùa. Hope sẽ thực hiện một nhiệm vụ khác biệt là nó sẽ thu thập một cái nhìn rộng hơn về bầu khí quyển trên khắp hành tinh và trong suốt thời gian.

{keywords}
Các kỹ sư của Trung tâm Vũ trụ Mohammed bin Rashid làm việc trên tàu vũ trụ Hope

“Nhiệm vụ lần này sẽ cung cấp cho chúng ta sự hiểu biết đầy đủ về bầu khí quyển trên sao Hỏa trong cả ngày, vì vậy nó sẽ bao quát tất cả các khu vực trên sao Hỏa vào mọi thời điểm. Nó sẽ cung cấp một cái nhìn bao quát hơn, lấp đầy khoảng trống của những thay đổi theo thời gian, qua các mùa khác nhau trong suốt cả năm.

Ngoài ra, nó sẽ giúp điều tra sự mất mát của khí quyển, quá trình mà các khí trong khí quyển bị mất vào không gian bên ngoài. Nó sẽ xem xét sự chuyển động của hydro và oxy vào không gian, cho phép mối tương quan của sự mất mát khí quyển này với dữ liệu về hoạt động thời tiết trong bầu khí quyển thấp hơn. Điều này sẽ lấp đầy lỗ hổng kiến thức về bầu khí quyển sao Hỏa, bổ sung cho các nghiên cứu khác được thực hiện bởi các dự án như MAVEN của cơ quan vũ trụ NASA”, bà Al Amiri – Bộ trưởng khoa học tiên tiến của UAE cho biết thêm.

Tàu vũ trụ Hope sẽ được phóng từ Trung tâm vũ trụ Tanegashima ở tỉnh Kagoshima, phía Tây nam Nhật Bản bằng một tên lửa đẩy Mitsubishi MH-IIA.

Dự kiến tàu vũ trụ Hope sẽ được phóng lên vào lúc 1 giờ 51 chiều theo giờ chuẩn Thái Bình Dương vào thứ 3 ngày 14/7 tới.

Phan Văn Hòa (theo Digitaltrends)

Người ngoài hành tinh đang ở cách Trái Đất 17.000 năm ánh sáng?

Người ngoài hành tinh đang ở cách Trái Đất 17.000 năm ánh sáng?

Nghiên cứu mới được ĐH Nottingham ở Anh thực hiện cho thấy Trái Đất không phải hành tinh duy nhất có sự sống. Ước tính, có khoảng 36 nền văn khác đang tồn tại trong Dải Ngân hà với khoảng cách gần nhất với Trái Đất là 17.000 năm ánh sáng.