Đồng USD tăng  mạnh và có thể nói khá dữ dội và đang khiến không ít nền kinh tế trên thế giới chao đảo. Đây là một điềm báo khá xấu cho nền kinh tế toàn cầu.

Thế giới chao đảo

Trong những ngày gần đây, giới đầu tư Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và duy nhất tại khu vực sắp gia nhập "câu lạc bộ ngàn tỷ USD" - đang chìm ngập trong sự lo lắng. Nền kinh tế Indonesia đối mặt với rất nhiều rủi ro, trong đó có tình trạng thiếu hụt tài chính và sự bất ổn định của đồng tiền nội địa.

Theo CNBC, trong vài tuần gần đây, đồng Rupiah của Indonesia yếu đi tới mức đáng lo ngại, bất chấp ngân hàng trung ương nước này - Bank Indonesia đã triển khai một loạt biện pháp hỗ trợ tỷ giá như nâng lãi suất, mua trái phiếu chính phủ...

Nhiều khả năng, Bank Indonesia có thể phải tung ra những biện pháp mới, đánh đổi tăng trưởng kinh tế, để cứu tỷ giá. Tuy nhiên, tình hình dường như vẫn chưa lắng dịu. Trong tuần vừa qua, đồng Rupiah lao dốc xuống mức thấp nhất 2 năm, 14.202 Rupiah đổi 1 USD. 

{keywords}
 

Sự trượt giá của đồng Rupiah đã khiến khối nợ khổng lồ bằng ngoại tệ của nước này tăng mạnh và dòng vốn tháo chạy khỏi thị trường tài chính nước này.

Đồng Rupiah đã trở thành một trong những đồng tiền chịu tác động nặng nề nhất ở khu vực châu Á trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt rút vốn khỏi các thị trường mới nổi và chuyển về Mỹ trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng và đồng USD tiếp tục xu hướng mạnh lên.

Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ liên tục đứng trên ngưỡng 3%/năm. Trong khi đó, đồng USD đã lên mức cao nhất trong 6 tháng qua. Đồng euro và bảng Anh trượt giảm mạnh. Hầu hết các đồng tiền khác đều giảm so với đồng bạc xanh.

Trong vài phiên giao dịch gần đây, theo Bloomberg, thị trường chứng khoán (TTCK) Malaysia cũng đã chứng kiến một đợt tháo chạy chưa từng có kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998. TTCK Malaysia mất sạch toàn bộ lượng vốn nước ngoài đổ vào trong năm 2018. Gần 1 tỷ USD từ nước ngoài đã toàn toàn bị rút ra khỏi TTCK trong 1 thời gian ngắn.

Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, cả Liên minh châu Âu (EU) lo lắng về tương lai của khu vực này khi mà các cuộc khủng hoảng dồn dập đè lên khu vực. Sau cú trượt dốc của đồng bảng Anh sau quyết định rút EU (Brexit), đồng euro cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự, tụt giảm mạnh khi mà xu hướng dân túy vẫn đang trỗi dậy trong khu vực.

Cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra tại Italy - nền kinh tế lớn thứ 3 Eurozone - đe dọa tương lai đồng euro. Cuộc tranh giành quyền lực tại Italy là tín hiệu tiếp theo sau Brexit cho thấy EU khó có thể trụ vững trong tương lai.

Tại Tây Ban Nha, thủ tướng Mariano Rajoy sẽ đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ở quốc hội vào thứ Sáu tới.

Nguy cơ 1 cuộc khủng hoảng tài chính

Theo CNN Money, tỷ phú George Soros, người từng làm khuynh đảo thị trường tài chính toàn cầu vừa đưa ra cảnh báo về nguy cơ xảy ra một khủng hoảng tài chính lớn trên thế giới. Theo đó, một đồng USD tăng giá mạnh, dòng tiền rút ra khỏi thị trường mới nổi và thỏa thuận hạt nhân Iran bị gián đoạn… là những tin xấu cho nền kinh tế toàn cầu.

Trên thế giới, lợi tức trái phiếu Mỹ có lúc lên tới 3,026%/năm, cao nhất 5 năm. Lợi tức trái phiếu Mỹ tăng gắn liền với dự báo Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất nhanh hơn so với dự kiến, có thể là 4 lần trong năm 2018. 

{keywords}
 

Trong vài tháng gần đây, dòng tiền rút khỏi các nước đang phát triển diễn ra trên diện rộng và có xu hướng quay về Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế với những nỗ lực tuyệt vọng để ngăn đà lao dốc tỷ giá nội tệ, khi mà đồng Lira đã giảm khoảng 20% so với USD kể từ đầu năm nay, bất chấp lãi suất khẩn cấp đã được nâng lên 16,5%.

Tại Argentina, đồng tiền nội tệ Peso mất giá quá mạnh, hơn 20% từ đầu năm, khiến nước này phải cầu cứu IMF sau khi NHTW Argentina tăng lên suất lên tới 40%.

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhiều nền kinh tế rơi vào khó khăn là do đồng USD mạnh lên và các nhà đầu tư rút vốn mạnh khỏi các thị trường mới nổi để đưa về Mỹ khi Fed nâng lãi suất.

Tại Việt Nam, đồng VND khá vững kể từ đầu năm nhưng cũng có dấu hiệu giảm nhanh trong phiên gần đây. Chỉ trong 3 ngày đầu tuần, tỷ giá đã có bước nhảy vọt với biên độ lớn nhất kể từ đầu năm. Giá USD tự do và ngân hàng biến động mạnh, với mức tăng lên đến 20-25 đồng mỗi ngày. USD ngân hàng có nơi đã lên mốc 22.900 đồng. Trong khi USD tự do cũng phổ biến ở mức 22.880 đồng (bán ra).

Diễn biến tăng giá được xem là khá mạnh nhưng không quá bất ngờ và phù hợp với diễn biến tăng giá của đồng USD trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tỷ giá tại Việt Nam được giữ ổn định nhờ nguồn dữ trữ tăng mạnh, sức khỏe nền kinh tế đang diễn biến tích cực hơn. Đặc biệt, việc điều hành tỷ giá dường như đã đoán định được điều ngày nên đã có những bước đi chủ động từ ít nhất gần nửa năm trước.

Điều gây tác động tâm lý là dòng vốn ngoại cũng rút ra khá mạnh trên TTCK Việt Nam, với khoảng 10 ngàn tỷ đồng kể từ đầu tháng 2 tới nay. Đây là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số VN-Index giảm 22% từ đỉnh cao 1200 điểm hôm 9/4 xuống dưới 950 điểm trong vài phiên gần đây.

Cú sụt giảm đã khiến nhiều doanh nhân giàu có trên TTCK mất cả tỷ USD. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu khiến chứng khoán Việt Nam giảm là do áp lực chốt lời và sự thắt chặt margin đối với các NĐT trong nước sau khi TTCK tăng bùng nổ 48% trong năm 2018 và tăng mạnh nhất thế giới trong quý 1/2018 với hơn 19%.

Trên thực tế cho dù bán ròng trong vài tháng gần đây, nhưng các quỹ ngoại vẫn đang giữ tỷ trọng cổ phiếu Việt ở mức rất cao. Đa phần các quỹ ngoại lớn ở Việt Nam nắm giữ tỷ lệ tiền mặt từ 0-3%.

Mặc dù vậy, xu hướng rút vốn khỏi các thị trường mới nổi là khá rõ ràng. Dòng tiền chuyển hướng tới nơi có lợi nhuận cao nhất, rút đi cũng nhanh như lúc đến. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng này. Việc kiểm soát và ứng phó với dòng vốn rút là là cần thiết, để tránh những tác động xấu như nhiều nước Đông Nam Á đã trải qua trong cuộc khủng hoảng 1997 - 1998.

V. Hà

VPBank bốc hơi 2,3 tỷ USD, vợ đại gia Ngô Chí Dũng ra tay trăm tỷ

VPBank bốc hơi 2,3 tỷ USD, vợ đại gia Ngô Chí Dũng ra tay trăm tỷ

Hàng tỷ USD bốc hơi trong một thời gian ngắn khi cổ phiếu VPBank giảm giá 50%. Gia đình ông Ngô Chí Dũng đăng ký mua vào để nâng tỷ lệ sở hữu khi giá cổ phiếu về dưới mức chào sàn hồi giữa 2017.

Bị 'kiểm soát đặc biệt': Bán đất giải cứu, đại gia Dương Ngọc Minh chưa thoát lầy

Bị 'kiểm soát đặc biệt': Bán đất giải cứu, đại gia Dương Ngọc Minh chưa thoát lầy

Doanh nghiệp của ông trùm một thời trong ngành thủy sản Dương Ngọc Minh, người tình tin đồn của Mỹ Tâm, vừa bị kiểm soát đặc biệt cho dù đã nỗ lực giảm gánh nặng nợ bằng một loạt vụ bán nhà đất.

Bỏ 1 ăn đôi: Phi vụ lớn, 2 đại gia thắng đậm ngàn tỷ

Bỏ 1 ăn đôi: Phi vụ lớn, 2 đại gia thắng đậm ngàn tỷ

Đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực thiết bị điện phát hành chứng quyền huy động gần 1.200 tỷ đồng từ các nhà đầu tư tài chính lớn trong nước.

Đại gia quyết chơi đến cùng: Nhà sẵn tiền, mất ngàn tỷ không 'rơi lệ'

Đại gia quyết chơi đến cùng: Nhà sẵn tiền, mất ngàn tỷ không 'rơi lệ'

Lỗ ngay ngàn tỷ trong thương vụ vừa chưa ráo tay, ông trùm ngành nhựa tiếp tục vung tiền để củng cố vị trí số 1 tại Việt Nam.