Thủy đậu vào mùa, nhiều biến chứng nguy hiểm
Theo BS. Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, (TP.HCM), bệnh thủy đậu đã bắt đầu vào “mùa cao điểm”. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em bởi những biến chứng nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong không nhỏ. Bệnh thủy đậu ảnh hưởng nặng nề nhất với nhóm trẻ dưới 12 tháng; gây nguy cơ mắc bệnh Zona về sau sẽ cao gấp 4,5 lần những lứa tuổi khác.
Bên cạnh đó, khoảng 5 - 10 năm gần đây, nhiều người lớn bị thủy đậu. Người lớn bị thủy đậu sẽ gặp những triệu chứng nghiêm trọng hơn như: đau nhức, sốt cao, nổi nhiều mụn nước... và dễ biến chứng ngoài da hơn trẻ nhỏ.
Thời tiết trở lạnh khiến nhiều trẻ em và người lớn có nguy cơ bị nhiễm bệnh thủy đậu. |
Đáng lo, khi thủy đậu lây sang trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai sẽ gây biến chứng nghiêm trọng cho trẻ em, đặc biệt là thai nhi và trẻ sơ sinh. BS. Trương Hữu Khanh nhấn mạnh: “Nếu trẻ nhiễm bệnh không biến chứng vẫn phải dùng thuốc kháng virus. Nếu trẻ có biến chứng viêm da bội nhiễm, viêm phổi, viêm não, rối loạn tâm thần, co giật, hôn mê… thì phải điều trị bằng kháng sinh liều cao. Đối với những trẻ dưới 1 tuổi, nhất là trẻ mắc một số bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch hoặc có sức đề kháng yếu, khi mắc bệnh thủy đậu thì nguy cơ tử vong rất cao. Phụ nữ mang thai mắc thủy đậu có thể gây ra những biến chứng khó lường”.
ThS.BS. Lê Phan Kim Thoa - Trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh (TP.HCM) cho biết, một số khảo sát cho thấy: có 30% trẻ sơ sinh tử vong khi nhiễm thủy đậu từ mẹ trong quá trình mang thai; 5 - 20% trường hợp gặp biến chứng viêm não, có nguy cơ bại não. Nếu mắc thủy đậu ở tuần thai 13 - 20 có thể dẫn đến sẩy thai hoặc gây dị tật thai nhi như: thiểu sản tiểu não, chứng đầu nhỏ, bất thường nhãn cầu, dị dạng sọ não, tổn thương hệ thần kinh, đa dị tật ở tim… Mẹ bị thủy đậu vào 3 tháng cuối thai kỳ khiến tỷ lệ thai chết lưu lên đến 20%. Đặc biệt, trong 5 ngày trước khi sinh hoặc 2 ngày sau khi sinh thì biến chứng gây ra cho trẻ sơ sinh sẽ rất nặng.
BS. Trương Hữu Khanh cho biết thêm: “Thủy đậu rất nguy hiểm nhưng, chúng ta đã có vắc xin phòng bệnh. Nếu bạn bỏ ra 1 đồng để chích vắc xin ngừa bệnh, bạn có thể tiết kiệm đến 8 đồng chi phí điều trị, thậm chí là 16 lần".
Khả năng bảo vệ đến 20 năm với 2 liều tiêm Varilrix
BS. Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC (VNVC) cho biết: “Tại Việt Nam, vắc xin thủy đậu cũng không có trong chương trình TCMR, do đó, tỷ lệ bao phủ của vắc xin thủy đậu ở nước ta vẫn còn thấp nên chưa tạo được miễn dịch cộng đồng bảo vệ trẻ dưới 1 tuổi.
Trước đây tiêm chủng dịch vụ cũng chỉ lưu hành 2 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu của Mỹ và Hàn Quốc cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Chính vì vậy, khi có vắc xin Varilrix mới với chỉ định mới có thể tiêm ngừa cho trẻ từ 9 tháng tuổi, Hệ thống Tiêm chủng Vắc xin cho Trẻ em và Người lớn VNVC đã ngay lập tức “mang về" và triển khai tiêm ở 49 trung tâm VNVC trên toàn quốc, để kịp thời bảo vệ cho hàng ngàn trẻ em từ 9 tháng tuổi trong thời điểm bệnh thủy đậu bắt đầu vào giai đoạn bùng phát”.
Vaccine Varilrix phòng thủy đậu mới của Bỉ với 2 liều tiêm được VNVC triển khai tiêm chủng đầu tiên tại Việt Nam. |
BS. Bạch Thị Chính cho biết, theo phác đồ tiêm chủng tại VNVC, vắc xin này được khuyến cáo tiêm 2 liều, cách nhau tối thiểu 3 tháng đối với trẻ từ 9 tháng - 12 tuổi; và cách nhau 1 tháng với trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn. Nếu tiêm đủ 2 liều, vắc xin Varilrix có thể tăng hiệu quả bảo vệ lên đến 96% và kéo dài đến 20 năm, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, biến chứng và giảm nguy cơ tái nhiễm. Trường hợp rất hiếm có thể vẫn nhiễm bệnh sau tiêm vắc xin thì bệnh thường nhẹ và không có biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm video: Vì sao phải tiêm 2 mũi vắc xin thủy đậu?
Các chuyên gia khuyến cáo, bên cạnh bệnh thủy đậu, mùa đông xuân với thời tiết mát lạnh cũng là thời điểm thuận lợi cho các loại siêu vi phát triển mạnh, gây ra bệnh các bệnh lý về hô hấp, trong đó có RSV, bệnh cúm (nặng hơn là viêm phổi), sởi - quai bị - rubella, thủy đậu, bệnh lý tiêu hóa. Riêng về thủy đậu, nếu bé 2 tuổi mà chưa tiêm ngừa thủy đậu thì rất nguy hiểm.
Đại diện VNVC cho biết, trẻ nhỏ và người lớn, nhất là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch cần được tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ bản thân và tránh lây bệnh.
Hệ thống VNVC có vắc xin phòng thủy đậu và nhiều loại vắc xin phòng bệnh khác cho người lớn |
Nhiều thông tin khoa học, hữu ích về bệnh thủy đậu, vắc xin phòng ngừa và cách phòng bệnh mùa đông xuân nguy hiểm cho trẻ em và người lớn được BS.Trương Hữu Khanh; ThS.BS Lê Phan Kim Thoa và BS. Bạch Thị Chính tư vấn trực tuyến trong chương trình livestream “Giới thiệu vắc xin mới phòng bệnh thủy đậu, phòng bệnh mùa Đông Xuân cho trẻ em và người lớn”. Độc giả có thể xem chương trình trên fanpage VNVC - Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và người lớn và tiếp tục đặt câu hỏi để được chuyên gia giải đáp. Hệ thống tiêm chủng VNVC cũng vừa chính thức ra mắt Thẻ quà tặng ePlus gồm nhiều mệnh giá từ 200.000 - 25.000.000 đồng với mức ưu đãi lên đến 5%. Thẻ quà tặng ePlus được phát hành dưới hình thức lì xì - mừng tuổi năm mới, khách hàng có thể dành tặng người thân, bạn bè, đối tác... Khách hàng sở hữu Thẻ quà tặng ePlus sẽ dễ dàng đăng ký Thẻ thành viên ePlus để tận hưởng tiện ích miễn phí kèm đặc quyền, đặc biệt là ưu tiên đặt giữ vaccine thủy đậu mới, các loại vaccine hot, thường xuyên khan hiếm… |
Ngọc Minh