Trước khi một phụ nữ trẻ tuổi bị chết một cách bí ẩn, cả thôn Đông Phong vẫn mơ hồ cho rằng "con quỷ" ngụ ở dưới đáy giếng thiêng đầu làng nổi giận nên dìm chết người. Chỉ khi một cô gái bị chết hụt, những uẩn khúc từ cái chết được hé lộ, câu chuyện huyền bí về "con quỷ" ở Đông Phong mới được làm sáng tỏ.
TIN BÀI KHÁC
Phát hiện là anh em ruột trước ngày cưới
Ngọc Thúy bị công ty chồng cũ đòi xe hơn 4 tỷ
Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Bà Liễu có thể lãnh án tử
Nghi vấn vụ cô gái Việt chết lõa thể ở Singapore
Hồng Nhung tung 'chiêu độc' trong Cặp đôi hoàn hảo
Sự thật cuộc tình của nữ sinh chết trong nhà trọ
Trẻ sơ sinh biến mất kỳ lạ tại BV Phụ sản T.Ư
Làng Đông Phong gồm 3 thôn với hơn 600 hộ gia đình với gần 2.000 nhân khẩu, nằm tách biệt giữa một vùng đất đồi rộng lớn. Con đường vào Đông Phong từ trăm năm nay vẫn là con đường mòn đất đỏ quanh co ám đầy những dấu tích ma mị. Ngay đầu đường vào có một cái giếng, miệng giếng lớn và một cây cổ thụ cũng có hàng mấy trăm năm tuổi. Người dân ở đây vẫn cho rằng đó là giếng và cây thần nên lập bát nhang để phụng thờ.
Đêm đông trời rét cắt da, cắt thịt. Trời mưa phùn lất phất chẳng mấy chốc làm con đường vào làng Đông Phong lầy lội, trơn trượt. Trời tối như mực, hai bên đường những dặng tre dày đặc càng làm cho khung cảnh thêm rùng rợn với những người yếu bóng vía. Hơn 8 giờ tối, con đường vào làng đã không còn một bóng người qua lại. Bỗng từ phía xa một bóng người lờ mờ đẩy chiếc xe thồ cọc cạch cố gắng vượt qua con đường trong đêm giá rét. Đó là chị Nguyễn Thị Mơ, đi chợ bán rau trên tỉnh về rất muộn. Lúc ấy, chồng và đứa con thơ vẫn ngồi trước mâm cơm nguội lạnh chờ Mơ về nhưng mãi không thấy. Cho đến gần 10 giờ đêm, trong lòng bồn chồn, nóng ruột người chồng mới gửi con đi tìm vợ. Trong ánh đèn pin tối mù mờ anh ta nhìn thấy chiếc xe đạp thồ nằm lỏng chỏng giữa đường cách giếng nước đầu làng chục mét. Hoảng hốt người chồng cất tiếng gọi nhưng không thấy vợ trả lời, vừa gọi vừa soi đèn tìm quanh nhưng không thấy vợ đâu. Biết có chuyện gì chẳng lành xảy ra với vợ mình, người chồng chạy vào làng hô hoán, kêu người ra giúp đỡ. Làng Đông Phong đã huy động nhiều thanh niên đi tìm kiếm Nguyễn Thị Mơ và đã phát hiện thấy Mơ chết dưới giếng nước.
Khi vớt lên, xác Mơ đã cứng còng như một khúc gỗ, toàn thân tím tái vì lạnh. Cái
chết bí ẩn của chị Mơ được báo cáo lên chính quyền địa phương. Cơ quan điều tra
vào cuộc nhưng gia đình nạn nhân lại kiên quyết không đồng tình để khám nghiệm
tử thi. Gia đình cam kết sẽ không có bất kì khiếu nại gì về cái chết bí ẩn này.
Điều đó đã làm cơ quan điều tra rất khó xử, bởi, rất có thể đây là một vụ án
mạng. Thế nhưng, làng Đông Phong từ già đến trẻ đều cho rằng, Mơ chết là do con
quỷ ở giếng nước đưa đường, dẫn lối. Nó thường xuất hiện vào những đêm mưa phùn,
gió bấc. Cách đó nhiều năm, tại giếng nước đã có hai trường hợp rơi xuống giếng
chết một cách khó hiểu. Cái chết của chị Mơ tiếp tục phủ đầy màu sắc ma quỷ.
Sau cái chết của Mơ tình hình an ninh trật tự ở Đông Phong trở nên hỗn loạn. Nhà
nhà bảo nhau mời thầy về cúng bái. Làng Đông Phong cũng mở buổi cúng tế ngay tại
giếng nước đầu làng để làm yên lòng…quỷ sứ. Câu chuyện ma quỷ nhanh chóng lan
truyền khắp làng trên, xóm dưới nên ngay cả buổi sáng con đường vào Đông Phong
cũng trở nên đáng sợ với bất kì ai. Không ai dám đi sớm, về muộn qua con đường
ấy.
***
Một đêm cuối tháng rét căm căm, trời đổ mưa phùn tương tự cái đêm Nguyễn Thị Mơ
bị chết. Cô gái, tên Thúy, học sinh cấp 3 tập văn nghệ ở trường về khá muộn.
Trên khuôn mặt cô gái in hằn nỗi sợ hãi. Thúy không dám liếc mắt nhìn về phía
cái giếng mà chân cuống cuồng đạp xe thật nhanh. Nhưng, khi cô gái vừa đi qua
thì một bóng người lao từ gốc cây cổ thụ ra tóm lấy chiếc xe giật lại khiến Thúy
ngã vật xuống đường. Cô gái choáng váng rồi ngất lịm ngay sau đó vì quá kinh sợ.
Cùng thời điểm đó, ông Hoàng Văn Vi cũng đang chuẩn bị mũ, áo đi ra đường đón
con gái. Ông không ngờ được rằng, cô con gái Hoàng Thị Thúy đã bị "con quỷ" bắt
đến một cái chòi hoang, cách làng không xa. Khi ông Vi ra tới nơi thì tình cờ
phát hiện cái mũ của con gái mình rơi trên đường. Quá hoảng hồn, ông Vi thét lên
gọi con nhưng không thấy đâu. Ông kêu gọi người ra tìm kiếm thì chỉ thấy chiếc
xe đạp vứt dưới một búi tre. Đến nửa đêm hôm đó, người ta mới tìm thấy Thúy nằm
bất động ở một chòi canh và vội vàng đưa đi cấp cứu. May mắn Thúy được cứu sống
trong nỗi sợ hãi tột độ. Khi người dân Đông Phong chưa hiểu cơn cớ thế nào thì
"con quỷ" ở cái giếng ấy lại được bàn đi tán lại. Nhưng khi cơ quan điều tra vào
cuộc thì nạn nhân Thúy đã khẳng định không phải "con quỷ" mà là một người đàn
ông. Hắn đã bắt Thúy lên chòi hoang rồi dở trò đồi bại đến hai lần, sau đó bỏ
mặc nạn nhân nằm bất động khi phủ một cái chăn hôi hám rồi bỏ đi.
Tại cơ quan điều tra, các điều tra viên nhận định, hung thủ đã dựa vào những tin
đồn ma quái ở cái giếng nước đầu làng để ra tay. Nhiều người dân mụ mị tin vào
những điều huyễn hoặc ấy nên khiến việc điều tra của công an gặp khó khăn. Từ vụ
việc của nạn nhân Thúy, công an ra sức vận động gia đình nạn nhân Nguyễn Thị Mơ
khai quật mộ để khám nghiệm. Mặc dù thi thể đã thối rữa nhưng công tác khám
nghiệm vẫn thu được kết quả đó là vết vỡ ở đỉnh sọ. Nạn nhân đã bị một ngoại lực
tác động khiến vỡ xương sọ dẫn đến tử vong. Khả năng hung thủ gây ra hai vụ án
là một người, nhưng vì sao hắn ra tay giết Mơ còn Thúy thì không?. Các điều tra
viên đưa ra hai khả năng, có thể do Mơ chống cự quyết liệt nên bị giết hại và lý
do thứ hai là vì Mơ biết hung thủ là ai.
Công tác rà soát các đối tượng có tiền án, tiền sự tại các địa phương gấp rút
thực hiện nhưng trong gần chục đối tượng sau khi sàng lọc đều không có dấu hiệu
gây án. Nạn nhân Thúy vì quá hoảng loạn, lại trong đêm tối mịt mùng, rét mướt
nên không thể cung cấp điều gì để nhận dạng hung thủ. Nhưng có một thông tin
đáng chú ý mà Thúy cung cấp với các cán bộ điều tra là hình như một bàn tay của
hung thủ bị cụt ít nhất là một ngón tay. Thông tin này được các điều tra viên
hết sức chú ý và đối tượng theo đặc điểm miêu tả được đưa vào tầm ngắm là Nguyễn
Đình Xuất, 36 tuổi, người thôn Đông Hóa làm nghề bắt rắn. Xuất thoát chết sau
một lần sơ xuất bị rắn độc cắn nên phải cắt bỏ hai ngón tay ở bàn tay trái.
Cơ quan điều tra ngay lập tức cử người theo sát những hành động của Xuất. Nhưng
khi chưa kịp hành động thì Xuất đã không còn ở làng. Với sự ra đi bất thường của
Xuất, cơ quan điều tra càng có cơ sở để củng cố hướng điều tra làm rõ hung thủ
của vụ án. Vợ Xuất nói với các cán bộ điều tra rằng, Xuất bảo vào Tây Nguyên một
thời gian giúp thu hoạch cà phê cho ông chú ruột. Cô vợ cũng cho biết, gần đây
chồng mình có những dấu hiệu bất thường hình như lo lắng về một vấn đề gì đó
nhưng không tâm sự với vợ. Những đêm xảy ra vụ án ở giếng nước đầu làng Đông
Phong đều là những đêm Xuất đi soi bắt rắn không có ở nhà. Đây được xem là một
thông tin khá quan trọng.
Sau nhiều ngày thu thập chứng cứ, cơ quan điều tra có lệnh bắt khẩn cấp Xuất vì
nghi ngờ liên quan trực tiếp đến hai vụ án ở Đông Phong. Tại cơ quan công an,
Xuất run rẩy, sợ hãi. Cán bộ điều tra hỏi:
- Anh Xuất, chắc anh biết chúng tôi bắt anh vì nguyên nhân gì rồi chứ?
Xuất gật đầu:
- Tôi đã biết.
Cán bộ điều tra cật vấn:
- Anh biết, vậy anh hãy khai ra sự thật. Chúng tôi ghi nhận sự thành khẩn của
anh.
Xuất khóc, nói:
- Tôi đã sai lầm, chỉ một phút dại dội là không làm chủ được mình. Mấy đêm nay,
đêm nào tôi cũng mất ngủ vì cảm thấy day dứt. Tôi nhận tội, tôi sai rồi. Tôi đã
bắt cô gái lên trên chòi hoang và cưỡng hiếp.
Điều tra viên hỏi:
- Chỉ có vậy thôi sao?. Còn nạn nhân Nguyễn Thị Mơ?
Xuất chối bay:
- Không, vụ án đó tôi không hề biết, không liên quan gì đến tôi cả. Tôi không
giết người.
Điều tra viên lặng lẽ lấy chiếc bật lửa zippo đưa về phía Xuất, nói:
- Anh xem kỹ đi, có phải là chiếc bật lửa của anh không? Trên đó có khắc tên của
anh đấy.
Xuất gật đầu xác nhận, điều tra viên nói tiếp:
- Anh biết mình đánh rơi nó ở đâu không? Anh đã đánh rơi nó ở mộ nạn nhân Nguyễn
Thị Mơ đấy. Vì sao có cái bật lửa rơi ở đó thì anh là người biết rõ nhất.
Biết dù thế nào, cuối cùng tội ác cũng bị bại lộ, nên Xuất đành khai hết sự thật
với cơ quan điều tra. Hắn kể, trong một lần đi soi rắn vì trời mưa rét lại trong
đêm tối hắn thấy một phụ nữ đi về khá muộn nên nảy sinh ý định hiếp dâm. Khi kéo
Nguyễn Thị Mơ lên chòi hoang thì vô tình Mơ nhận ra và gọi đúng tên hắn. Bởi
vậy, đã dùng thuổng đánh vào đầu Mơ rồi ôm xác vứt xuống giếng. Xuất khăng khăng
cho rằng giết Mơ là bất đắc dĩ. Không ngờ sau cái chết của Mơ người dân Đông
Phong lại quá tin vào những điều ma mị nên công tác điều tra gặp nhiều khó khăn.
Cũng chính vì điều này đã tạo cơ hội cho "con quỷ" ở Đông Phong tiếp tục gây án.
Đêm trước ngày đi Tây Nguyên và định sẵn kế hoạch vượt biên, vì day dứt Xuất đã
đến mộ của Mơ để thắp hương xin tha tội. Nhưng không ngờ chiếc bật lửa zippo có
khắc tên Xuất lại rơi ở đó như một điều kì quặc. Vụ án được phá, những câu
chuyện huyễn hoặc về "con quỷ" ở giếng nước Đông Phong được đồn thổi hàng trăm
năm cũng chấm dứt.
(Theo Lao động thủ đô)