ĐH Kinh tế TP.HCM yêu cầu giảng viên khi ứng xử với người học, luôn xem người học là trọng tâm phục vụ. Đối xử niềm nở, tận tâm và trách nhiệm với mọi đối tượng người học. Giải quyết mọi yêu cầu công việc của người học đúng quy định, quy trình và thời hạn cam kết. Tận tình chỉ dẫn và giải quyết các khó khăn, vướng mắc của người học có liên quan đến nhà trường.
Đối với những việc ngoài thẩm quyền, giới thiệu đúng đơn vị có trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ người học. Không hạch sách, đòi hỏi hoặc gợi ý người học phải hối lộ, biếu xén, quà cáp. Không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người học, Lắng nghe và tiếp thu phản hồi khi trao đổi với người học. Không tự ý cung cấp thông tin cá nhân của người học.
Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM, yêu cầu giảng viên phải tận tâm trong giảng dạy và tư vấn, hướng dẫn người học trong học tập và nghiên cứu khoa học. Các thầy cô cần lắng nghe, tiếp thu phản hồi và chia sẻ với những khó khăn của người học trong học tập cũng như trong cuộc sống, quan tâm, hỗ trợ người học có hoàn cảnh đặc biệt.
Giảng viên phải phải quyết mọi yêu cầu công việc của người học đúng quy định, quy trình và thời hạn cam kết. Tận tình chỉ dẫn và giải quyết các khó khăn, vướng mắc của người học có liên quan đến trường. Đối với những việc ngoài thẩm quyền, xin ý kiến lãnh đạo hoặc giới thiệu đúng đơn vị có trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ người học.
Đặc biệt trường yêu cầu giảng viên không tự ý cung cấp thông tin cá nhân của người học. Không trù dập và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến với người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong nghiên cứu khoa học, học tập, rèn luyện của người học.
Bên cạnh đó, giảng viên không gây khó khăn, căng thẳng, áp lực, đòi hỏi hoặc gợi ý người học phải hối lộ, tặng quà, tố chức ăn uống, giúp đỡ giải quyết công việc vì mục đích vụ lợi cá nhân; hành xử đúng mực đạo đức nhà giáo khi tư vấn học tập, hướng dẫn thực hiện chuyên đề, khóa luận, luận án, luận văn, đề án…
Tình trạng giảng viên thiếu tôn trọng sinh viên xảy ra tại nhiều trường đại học trong thời gian qua. Cách đây chưa lâu Trường ĐH Quy Nhơn đã phải xin lỗi học sinh vì một nhân viên tuyển sinh của trường chỉ trích em "không biết nghĩ cho người khác".
Sự việc chỉ xuất phát từ một học sinh hỏi thông tin tuyển sinh, nhưng một tư vấn viên của fanpage đã phản hồi: “Em không nghĩ giờ này các thầy cô cần nghỉ ngơi à?”.
Dù em học sinh đã xin lỗi, thế nhưng tư vấn viên của fanpage tiếp tục phản hồi với thái độ thiếu nhã nhặn: “Em là học sinh trường chuyên mà không biết nghĩ đến người khác à?”.
Tư vấn viên này còn nói học sinh nghĩ kỹ trước khi đưa ra đánh giá về người khác, nhất là người lớn tuổi hơn em rất nhiều, em nhé. Cả tập thể thầy cô hơn chục người đang bị em quy kết không có lý do đấy. Nghĩ đơn giản như vầy nha. Khi em xin mẹ đi chơi, mẹ em lúc nào cũng phản ứng và trả lời giống nhau?
Vụ việc được đăng tải trên các trang mạng xã hội và nhận hàng nghìn phản hồi không mấy thiện cảm của độc giả. Hiện fanpage Tuyển sinh Đại học Quy Nhơn đã đăng tải lời xin lỗi tới học sinh.
“Nhóm tư vấn tuyển sinh thành thật xin lỗi vì những trả lời tư vấn chưa phù hợp mà một tư vấn viên của fanpage đã đưa ra trong quá trình phản hồi inbox. Nhóm hiểu rằng việc này đã gây ra sự bất an và phiền lòng cho các bạn học sinh. Một thành viên trong nhóm tuyển sinh xác nhận, nhà trường đã công khai lời xin lỗi với các bạn học sinh, đồng thời thời nghiêm khắc phê bình chuyên viên tư vấn. Sau sự việc này, trường sẽ hướng tới việc trao đổi một cách tốt nhất để hỗ trợ học sinh.
Lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng từng phải lên tiếng xin lỗi vì sự việc giảng viên đuổi sinh viên ra khỏi lớp học online đã gây nên tâm lý hoang mang, lo lắng cho phụ huynh và sinh viên. Nhà trường đã tổ chức xem xét mức độ và xử lý trách nhiệm các cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật. Nhà trường cũng xin lỗi vì sự việc đáng tiếc xảy ra gây nên tâm lý hoang mang, lo lắng cho phụ huynh, sinh viên. Một giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng đã từng phải xin lỗi sinh viên vì mắng sinh viên là "óc trâu"...
Nói về thầy cô trong văn hóa ứng xử của học sinh, sinh viên một chuyên gia giáo dục cho hay phải xem xét đến tính đa vai trò của họ. Ở trường học, nhất là các bậc tiểu học, THCS… thầy cô được ví như bậc cha mẹ nhưng là cha mẹ thứ hai của các em. Thầy cô phải là những người làm gương, những người hành động, ứng xử chừng mực, ứng xử đúng trước tiên. Học sinh theo đó mà học tập, hành xử phải phép theo thầy cô.
Trong công tác dạy dỗ học trò là vậy, ngay cả trong cuộc sống thầy cô cũng phải tự đặt cho mình những giới hạn, quy tắc để học trò luôn tự hào, luôn thực hiện theo. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận, ở một khía cạnh khác thầy cô lại đóng vai trò ngược lại là giám sát, định hướng học sinh. Muốn vậy thầy cô sẽ phải luôn theo dõi, cập nhật những xu hướng, những trào lưu trên các kênh khác nhau của đời sống.
Từ đó, có cơ sở giám sát cho chính xác, định hướng cho phù hợp, giúp học trò của mình luôn tạo được “vùng an toàn” trước những xu hướng văn hóa tiêu cực, không phù hợp. Vì vậy, nói thầy cô luôn ở vai trò đa nhiệm là không sai. Còn ở trường đại học, giảng viên là người hướng dẫn nhưng cũng có thể là cộng sự của sinh viên, vì vậy cần có thái độ tôn trọng, chừng mực khi ứng xử...