Bất chấp lợi suất của Mỹ cao hơn và USD mạnh hơn, giá vàng vẫn tăng vọt vào cuối thứ Sáu. Giá vàng một lần nữa bứt ra khỏi ngưỡng 1.830 USD/ounce, nhưng lần này còn phá vỡ mức 1.850 USD/ounce và chỉ vài phút sau đó tăng mạnh lên 1.870 USD/ounce.

Trước báo cáo CPI tháng 5 của Mỹ, giá vàng chạm đáy ở mức 1824 USD/ounce, mức thấp nhất trong ba tuần khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng cao Sau khi đi ngang trong một thời gian dài, vàng đã phá vỡ mức kháng cự 1.850 USD/ounce - động lực cho một kỳ tăng dài trong thời gian tới.

Cuối cùng, giá vàng đã phản ứng với lạm phát, thúc đẩy các nhà đầu tư đang “thủng túi” trên thị trường chứng khoán Mỹ sẽ chuyển hướng sang đầu tư vào vàng. Sự phục hồi của vàng diễn ra ngay cả khi đồng USD và lợi tức của Mỹ tăng cao.

Chỉ số DXY tăng 0,80% so với mức thấp trong nhiều tuần qua, hiện là 104,15, mức cao nhất kể từ ngày 17/5. Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ ở mức 3,15% và kỳ hạn 30 năm ở mức 3,22%, cả hai đều ở mức cao nhất kể từ ngày 9/5. Bên cạnh đó, chỉ số Dow Jones và S&P 500 đang giảm hơn 2%.

Thông thường, bối cảnh lợi suất cao hơn kéo theo nỗi lo ngại khi đồng USD tăng mạnh sẽ tác động tiêu cực đối với giá vàng. Do đó, giá vàng đã nhanh chóng tăng mạnh lên 45 USD chỉ trong vài giờ.

Các nhà đầu tư cho rằng, vàng đã vượt qua mức kháng cự, hiện quanh mức 1.870 USD/ounce, sẽ là động lực cho một đợt tăng đột biến tiếp theo. Vàng có thể thiết lập ở mức kháng cự mới là 1.890 USD/ounce. 

Những lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục áp đảo các nhà đầu tư, đặc biệt là sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ám chỉ về việc tăng lãi suất 50 điểm phần trăm vào tháng 9 để hạn chế kỳ vọng lạm phát tăng cao. 

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư lo lắng rằng triển vọng thắt chặt mạnh của các ngân hàng trung ương lớn nhằm dập tắt lạm phát, có thể khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. Do đó, nhu cầu trú ẩn an toàn đối với đồng USD tăng vọt cùng với sức mạnh liên tục của lợi tức Kho bạc Mỹ, đẩy kim loại quý trở lại vùng đỏ. 

Tuy nhiên, những dự đoán chính xác về tăng trưởng kinh tế, kết hợp với tâm lý lo lắng trước khi Mỹ giải phóng lạm phát đã gây ra tình trạng bán tháo tài sản trên thị trường chứng khoán ở phạm vi rộng, đặc biệt là ở các cổ phiếu công nghệ, giúp giá vàng quay trở lại giá sàn.

Với quyết định ngoài lề của ECB, rủi ro có thể kết thúc trong tuần tới, sẽ tác động đáng kể đến tâm lý thị trường cũng như định giá đồng USD. Ngoài ra, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ được ghi nhận ổn định ở mức 8,3% trong tháng 5 trong khi chỉ số giá tiêu dùng lõi CPI giảm xuống 5,9% so với 6,2% trước đó.

Nếu những điều chỉnh lạm phát của Mỹ không hiệu quả sẽ khiến thị trường vàng bất ngờ đi ngược lại, nó có thể thúc đẩy Fed tăng lãi suất nhanh hơn và lớn hơn, thôi thúc đồng USD tăng lên mức mới, khi đó giá vàng có thể sẽ lao dốc. Giá vàng luôn ổn định nếu chỉ số CPI của Mỹ giảm.

Kết thúc tuần qua, vàng đã leo lên mức 1.870 USD/ounce -một động lực cho giá vàng tiếp tục tăng trong tuần tới. Hơn nữa, bởi các nhà đầu tư chứng khoán đang giữ quan điểm rằng, vàng có thể đạt mức 1.874 USD/ounce.

Ngọc Cương

Chờ đợi quyết sách mạnh, tay to gom tiền chờ vàng tăng giáMột tuần chờ đợi quyết sách từ các nhà hoạch định kinh tế Mỹ khiến các nhà đầu tư vàng rón rén, nghe ngóng nhiều hơn trước việc mua vàng hay không. Điều đó khiến vàng trong tuần trở nên kém hấp dẫn.