1. Vị hoàng hậu duy nhất nào trong sử Việt cầm quân ra trận?

  • Tống Thị Lan
  • Phạm Thị Uyển
  • Nguyễn Thị Bành
  • Lê Thị Hoa
Chính xác

Trong lịch sử Việt Nam, vị hoàng hậu duy nhất cầm quân đánh giặc là bà Phạm Thị Uyển (vốn quê ở Nam Xương), vợ của Mai Thúc Loan. Vốn là người có chí khí, văn võ song toàn, am hiểu binh thư, sách lược đánh trận, bà thường bàn luận việc cơ mật với Mai Hắc Đế.

Trong trận quyết chiến với quân nhà Đường, hoàng hậu Phạm Thị Uyển cũng dẫn đầu một cánh quân thủy giao chiến ác liệt với quân địch trên dòng Tô Lịch. Thế giặc mạnh, quân ta bị đuối dần. Thế cùng lực kiệt nhưng quyết không để rơi vào tay giặc, hoàng hậu Phạm Thị Uyển đã nhảy xuống sông Tô Lịch tự vẫn.

2. Ai là nữ tướng trấn ải duy nhất trong sử Việt?

  • Lê Chân
  • Bùi Thị Xuân
  • Nguyễn Thị Trinh
  • Dương Khoan Khoáng
Chính xác

Dương Khoan Khoáng quê ở trang Báo Văn, xứ Hồ Kỳ (Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay). Bà là nữ tướng nổi danh, ý chí hơn người, có công lớn cùng Lý Nam Đế lập nước Vạn Xuân.

Trước sự đô hộ của nhà Lương, Khoan Khoáng tập hợp trai tráng trong làng nổi lên chống lại và nhanh chóng trở thành một thủ lĩnh nổi tiếng. Đến cuối năm 541, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa, nhiều hào kiệt đã đến tham gia. Khoan Khoáng dẫn theo toán quân cũng góp mặt.

Sau khi xưng vương, Lý Bí đã giao cho Khoan Khoáng trấn giữ biên ải phía Bắc, doanh trại được đặt ở trang Hổ Kỳ quê bà. Năm 545, quân Lương kéo sang nước ta. Khi thành Gia Ninh vỡ, vua Lý Nam Đế vào miền Khuất Lão tập hợp lực lượng. Thời điểm đó, nữ tướng Dương Khoan Khoáng vẫn cùng đạo quân của mình đánh giặc, chiến đấu dũng cảm trong suốt hai năm (545-546) cho đến khi bị trọng thương và hy sinh trong trận chiến tại Yên Lạc.

3. Nữ tướng nào muốn 'cưỡi gió, đạp sóng, chém cá kình'?

  • Trưng Trắc
  • Trưng Nhị
  • Bà Triệu
  • Lê Chân
Chính xác

Bà Triệu tên thật Triệu Thị Trinh, sinh ra ở vùng Cửu Chân, nay là Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Từ nhỏ, bà sớm tỏ ra có chí khí hơn người. Khi cha hỏi về chí hướng mai sau, dù còn ít tuổi, bà đã thưa: “Lớn lên con sẽ đi đánh giặc như Trưng Trắc, Trưng Nhị”.

Đến khi nhà Ngô xâm lược đất nước gây nên cảnh đau thương cho dân chúng, khoảng 19 tuổi, Triệu Thị Trinh bỏ nhà vào núi xây dựng căn cứ, chiêu mộ nghĩa quân đánh giặc. Khi họ hàng khuyên lấy chồng, bà khảng khái đáp: “Tôi muốn cưỡi con gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”.

4. “Tây Sơn nữ tướng” là ai?

  • Nguyễn Thị Duệ
  • Bùi Thị Xuân
  • Phạm Thị Toàn
  • Nguyễn Thị Trinh
Chính xác

Bùi Thị Xuân (1752-1802) là nữ tướng thời Tây Sơn, vợ của Thái phó Trần Quang Diệu. Bà là một trong 5 người phụ nữ nổi bật của vương triều Tây Sơn, mang danh Tây Sơn ngũ phụng thư.

Thuở nhỏ, Bùi Thị Xuân sớm tinh thông võ nghệ. Ngay từ khi chưa theo quân Tây Sơn, bà đã tự phong là “Tây Sơn nữ tướng”. Tương truyền, năm 20 tuổi bà đã cầm kiếm đánh hổ để giải nguy cho Trần Quang Diệu. Hai vợ chồng về sau làm tướng dưới quyền vua Quang Trung. Về sau, bà được vua Quang Trung phong là Đô đốc, cũng là vị nữ Đô đốc duy nhất dưới triều đại này.

5. Bà có biệt tài gì?

  • Huấn luyện chó
  • Huấn luyện voi
  • Huấn luyện ngựa
  • Chơi cờ
Chính xác

Vì có tài thuần dưỡng và huấn luyện voi chiến, Bùi Thị Xuân được giao chỉ huy đội tượng binh. Dưới quyền bà có 5.000 nữ binh và 200 con voi, nhiệm vụ chính là bảo vệ Hoàng thành.

Nữ tướng Bùi Thị Xuân tham gia nhiều trận đánh lớn như trận Rạch Gầm – Xoài Mút phá tan 2 vạn quân Xiêm Xâm lược, trận đại phá quân Thanh Tết Kỷ Dậu 1789 bà cũng giữ chức chỉ huy đội tượng binh của nhà vua. Bùi Thị Xuân phụng sự nhà Tây Sơn cho đến những ngày cuối cùng của triều đại này.