1. Vị vua này là ai?
-
Trần Thánh Tông
0%
- Trần Nhân Tông
0%- Trần Duệ Tông
0%- Trần Anh Tông
0%Chính xácTrần Duệ Tông (1336 – 1377) là con thứ 11 của vua Trần Minh Tông và Đôn Từ Hoàng thái phi, em của vua Trần Nghệ Tông. Ông được Trần Nghệ Tông truyền ngôi cho vào tháng 11/1372. Dù chỉ ở ngôi 4 năm nhưng thời gian trị vì, ông đã để lại nhiều ấn tượng về lòng quả cảm, đầy quyết đoán, ý thức tự lập, tự cường, mong muốn chấn hưng Đại Việt. Tuy nhiên, chính sự chủ quan đã khiến vị vua thứ 9 của nhà Trần sớm bỏ mạng khi đi đánh Chiên Thành, trở thành vị vua duy nhất trong sử Việt tử trận.
2. Khi lên làm vua, chủ trương chọn người làm quan của ông là gì?
-
Theo lệnh Thượng hoàng
0%
- Không quan trọng xuất thân
0%- Luôn đề cao yếu tố tôn thất
0%Chính xácKhi lên làm vua, Trần Duệ Tông chủ trương chọn người thực tài phục vụ đất nước, không đề cao yếu tố tôn thất. Năm 1374, vua Trần Duệ Tông cho tổ chức khoa thi Đình cho các tiến sĩ. Những người được chọn đều xuất thân bình dân, không trong hàng ngũ hoàng tộc. Năm 1375, vua Duệ Tông tiếp tục xuống chiếu chọn các quan viên biết luyện tập võ nghệ, thông hiểu thao lược, thì không cứ là người tôn thất, đều cho làm tướng coi quân.
3. Ông bị ai lừa phải quyết thân chinh xung trận?
-
Hồ Quý Ly
0%
- Đỗ Tử Bình
0%- Trần Kiện
0%- Trần Văn Lộng
0%Chính xácNăm 1376, chúa Chiêm là Chế Bồng Nga mang quân xâm lấn. Duệ Tông sai Đỗ Tử Bình đi đánh, Chế Bồng Nga sợ hãi, xin dâng 10 mâm vàng tạ tội. Nhận vàng, Đỗ Tử Bình liền giấu vua Trần lấy làm của riêng, đồng thời bịa đặt Chế Bồng Nga vô lễ, cần phải đem quân đi hỏi tội. Duệ Tông tưởng thật, cất quân đi đánh Chiêm Thành ngay.
Sau khi đánh dẹp nhiều đồn lũy của đối phương, quân Trần vây thành Đồ Bàn - kinh đô vua Chiêm. Quân Chiêm bèn lập mưu cho người nói Chế Bồng Nga đã bỏ trốn và chấp nhận mất thành. Vua Duệ Tông trúng kế, ra lệnh tiến quân vào thành.
4. Ai là người cản vua tiến quân vào thành?
-
Nguyễn Nạp Hào
0%
- Phạm Huyền Linh
0%- Đỗ Lễ
0%- Trần Húc
0%Chính xácĐại tướng Đỗ Lễ nghe ý vua muốn tiến quân vào thành bèn can ngăn, đồng thời cho rằng đi vào sâu để đánh phá thành là việc bất đắc dĩ, vậy xin hãy sai một biện sĩ mang thư đến hỏi tội, cốt xem hư thực ra sao, bởi lòng giặc khó lường.
Vua nói: “Ta mặc giáp cứng, tay mang gươm sắc, dãi gió dầm mưa, lội sông trèo núi để vào sâu trong đất giặc, không ai dám đương đầu, thế là cơ trời giúp ta đó. Huống chi, nay chúa giặc nghe tin đã chạy trốn, không còn lòng dạ kháng cự. Ngươi chính là hạng đàn bà”. Nói rồi lấy áo đàn bà cho Đỗ Lễ mặc.
Khi quân Đại Việt đến chân thành thì quân Chiêm từ 4 phía đổ ra đánh. Đại quân của vua Duệ Tông vỡ trận đại bại, bản thân vua chết trong đám loạn quân.
5. Số phận của kẻ tham vàng lừa vua sau đó ra sao?
-
Bị bắn chết tại trận
0%
- Theo địch, lưu vong nơi đất khách
0%- Bị nguyền rủa, không còn đường về quê
0%- Bị bắt vào xe tù, nhưng không lâu sau được phục chức
0%Chính xácTrốn thoát trở về, Đỗ Tử Bình bị thượng hoàng Trần Nghệ Tông bắt, bỏ trong xe tù, rao đi khắp phố. Thượng hoàng xuống chiếu trị tội nhưng miễn tử hình, bắt đi làm lính. Tuy nhiên, không lâu sau, Tử Bình lại được phục chức.
Tháng 5/1378, Chế Bồng Nga đưa hàng vương Trần Húc về nước, đánh cướp ở vùng Nghệ An, Trần Nghệ Tông lại phục chức cho Đỗ Tử Bình, sai ra chống giữ. Cũng như lần trước, Đỗ Tử Bình đánh không lại và Chế Bồng Nga tiến vào Thăng Long lần thứ ba, bắt người cướp của rồi rút về.
- Theo địch, lưu vong nơi đất khách
- Phạm Huyền Linh
- Đỗ Tử Bình
- Không quan trọng xuất thân
- Trần Nhân Tông